Thế giới

Du lịch châu Á dự báo phục hồi mức trước đại dịch vào năm 2025

ClockThứ Sáu, 21/06/2024 06:54
TTH - Theo Hãng xếp hạng tín dụng toàn cầu Fitch Ratings, du lịch châu Á đang trên đà đạt được mức trước đại dịch trong nửa đầu năm tới, nhờ nỗ lực của các chính phủ nhằm thu hút du khách, sự gia tăng của hoạt động du lịch ra nước ngoài từ Trung Quốc…

Giá vé máy bay ở châu Âu và châu Á đang bắt đầu ổn định và có xu hướng giảm dầnDu lịch khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục phục hồi mạnh mẽAgoda: Châu Á là lựa chọn hàng đầu của khách du lịch châu Âu trong mùa hè 2024

Du khách tại sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh minh họa: TTXVN 

Fitch Ratings cho biết trong một báo cáo, khu vực châu Á và Thái Bình Dương phục hồi từ đại dịch chậm hơn so với phần còn lại của thế giới; đồng thời trích dẫn dữ liệu cho thấy Trung Đông, châu Phi, châu Âu và châu Mỹ đã vượt hoặc đang trên đà đạt được lượng du khách trước đại dịch trong nửa đầu năm nay.

Trong tuần này, Thái Lan ghi nhận lượng du khách nước ngoài tăng 37% lên 16,2 triệu du khách, tính đến ngày 16/6 trong năm nay; trong đó có 3,2 triệu du khách Trung Quốc. Các công ty nghiên cứu và nhà phân tích đều cho rằng, sự phục hồi của du lịch sẽ giúp ích cho cả lợi nhuận và nền kinh tế khu vực, nhất là tại các điểm đến du lịch ở Đông Nam Á.

“Sự tăng vọt dự kiến về lượng du khách từ nước ngoài trong năm nay có thể thúc đẩy mức tăng trưởng gấp đôi, không chỉ cho ngành du lịch của Đông Nam Á mà còn cho nền kinh tế rộng lớn hơn của khu vực này”, nhà phân tích Sufianti của Công ty nghiên cứu Bloomberg Intelligence cho hay.

Cũng theo Fitch Ratings, sự tăng vọt của các chuyến du lịch nước ngoài từ Trung Quốc đã thúc đẩy sự phục hồi du lịch trong khu vực. Trong khi đó, còn có những rủi ro khác đối với sự phục hồi du lịch, bao gồm giá vé máy bay và giá năng lượng tăng cao, cùng với những căng thẳng địa chính trị. Một cú sốc toàn cầu hoặc suy thoái kinh tế có thể làm giảm nhu cầu du lịch và chi tiêu.

“Ngoài ra, tác động của biến đổi khí hậu đặt ra những thách thức đối với một số nền kinh tế châu Á và Thái Bình Dương, vốn phụ thuộc nhiều hơn vào du lịch dựa vào thiên nhiên trong thời gian tới, chẳng hạn như hiện tượng tẩy trắng san hô, lũ lụt ven biển, các cơn bão xảy ra thường xuyên hơn, cùng với những hiện tượng thời tiết cực đoan khác”, Fitch Ratings nhận định.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Bloomberg)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản

Du lịch là ngành công nghiệp, dĩ nhiên trước hết mang lại lợi nhuận, đóng góp lớn trong ngành kinh tế của tỉnh. Song hành với đó cũng là quảng bá các di sản thiên nhiên, văn hóa, di sản của tiền nhân để lại. Đây cũng là cách quảng bá cho một vùng đất tươi đẹp, thân thiện, giàu tri thức và tiềm năng đến với cả nước và thế giới.

Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản
Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia

Năm 2025, Thừa Thiên Huế được chọn để đăng cai tổ chức năm du lịch quốc gia. Đây là cơ hội để ngành du lịch Cố đô kết nối và tạo được dấu ấn, khai thác hết tiềm năng, lợi thế, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Tạo sức bật từ năm du lịch quốc gia
Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới

Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Thành ủy về phát triển du lịch, dịch vụ (DLDV), trọng tâm là phát triển, hoàn thiện dịch vụ, du lịch về đêm, ẩm thực Huế (viết tắt là Nghị quyết 03), nhiều sản phẩm du lịch mới trên địa bàn thành phố hình thành, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng lên đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.

Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới
Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển

Thừa Thiên Huế đang nỗ lực xây dựng và phát triển xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch. Ngành du lịch cùng các ban, ngành, đơn vị liên quan đang cố gắng tăng tốc để đạt được mục tiêu của Nghị quyết 04-NQ/TU đã được Tỉnh ủy ban hành.

Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển
Return to top