Thế giới

Du lịch Đông Nam Á bắt đầu phục hồi

ClockThứ Tư, 13/04/2022 21:50
TTH.VN - Hai năm sau khi du lịch ở Đông Nam Á bị gián đoạn vì đại dịch, du khách đang quay lại khi các quy tắc nhập cảnh và kiểm dịch COVID-19 của các nước trong khu vực dần được dỡ bỏ.

Sự phục hồi của ngành du lịch, lữ hành ở Đông Nam ÁThời hậu COVID-19, Đông Nam Á nên tận dụng tiềm năng từ du lịch nội khốiCác trung tâm du lịch tiếp tục nới lỏng hạn chế đi lạiMùa du lịch đến gần, Đông Nam Á chạy đua mở cửa lại biên giới

Tuy nhiên, sự phục hồi hoàn toàn dự kiến sẽ khá chậm và một số điểm đến vốn nổi tiếng từ lâu không còn được ưa chuộng, một bài phân tích trên Reuters ngày 13/4 nhận định.

Singapore đang dẫn đầu Đông Nam Á về sự gia tăng số lượng đặt chỗ du lịch. Ảnh: AP/Nhandan

Theo công ty du lịch ForwardKeys, lượng đặt vé máy bay quốc tế đến Đông Nam Á vào cuối tháng 3 đạt 38% so với mức trước đại dịch. Đây được xem là một tín hiệu khả quan khi hồi đầu năm, con số này chỉ ở mức dưới 10% so với năm 2019, trong đó, Singapore và Philippines đang dẫn đầu về sự gia tăng số lượng đặt chỗ.

Bộ trưởng Du lịch Philippines Bernadette Romulo-Puyat cho biết: “Chúng tôi là một trong những nước đầu tiên dỡ bỏ tất cả các hạn chế… Khách du lịch khá vui vì khi đến nơi, họ được tự do đi lại”.

Các quốc gia này hiện chỉ yêu cầu khách du lịch thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh COVID-19 trước khi đến, trong khi các yêu cầu phức tạp hơn ở Thái Lan đã khiến nhiều du khách e ngại.

Dữ liệu của ForwardKeys cho thấy lượng đặt chỗ đến Singapore và Philippines lần lượt ở mức 72% và 65% của năm 2019, trong khi Thái Lan chỉ ở mức 24%.

“Xét nghiệm PCR có thể có giá từ 2.000-2.500 baht (60- 75 USD), và với các nhóm khách, đây sẽ là một khoản không nhỏ, khiến nhiều người do dự khi đi du lịch”, Marisa Sukosol Nunbhakdi, chủ tịch Hiệp hội khách sạn Thái Lan cho hay.

Brendan Sobie, một nhà phân tích hàng không độc lập, cho biết Singapore và Philippines đang có thị trường khách nước ngoài lớn hơn so với Thái Lan.

Tuy nhiên, sự phục hồi du lịch ở châu Á được cho là khá chậm so với nhiều khu vực khác, ví dụ như châu Âu, nơi đã nới lỏng các hạn chế từ nhiều tháng trước.

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho biết, lưu lượng khách nội địa và quốc tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm nay sẽ chỉ đạt 68% so với mức năm 2019 và đạt lưu lượng như trước đại dịch vào năm 2025, chậm hơn một năm so với phần còn lại của thế giới.

Theo Reuters, lượng du khách đến Singapore đã tăng gần 4 lần trong tháng 2/2022 so với một năm trước đó, khi nước này áp đặt các hạn chế nhập cảnh nghiêm ngặt vì đại dịch. Nhưng con số đó chỉ bằng 9% lượng khách đến vào tháng 2/2020, trong đó bao gồm một lượng lớn người có thị thực lao động từ Malaysia và Ấn Độ.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan nhận định nước này sẽ đợi đến năm 2026 mới có thể phục hồi hoàn toàn. Năm 2019, du lịch chiếm khoảng 12% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước.

Du lịch và lữ hành ở Đông Nam Á - vốn nổi tiếng với những bãi biển cát trắng, kiến ​​trúc lịch sử và khí hậu ấm áp, đã đóng góp 380,6 tỷ USD vào GDP của khu vực trong năm 2019, chiếm 11,8% tổng GDP trong năm đó, dữ liệu từ Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) cho thấy.

Vắng khách Trung Quốc

Đối tượng khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á cũng đã thay đổi. Từng là nhóm du khách lớn nhất châu Á, khách Trung Quốc giờ đây chỉ ở trong nước do các biện pháp phong toả nghiêm ngặt.

Trong năm 2019, hơn 1/4 trong số 40 triệu khách du lịch đã đến Thái Lan là người Trung Quốc. Nhưng năm nay, Thái Lan dự kiến ​​sẽ đón từ 5 - 10 triệu lượt khách quốc tế đến từ những nơi như Malaysia và các nước láng giềng Đông Nam Á khác.

Nhật Bản, quốc gia vẫn đóng cửa với khách du lịch, chỉ có một lượng nhỏ du khách đến Đông Nam Á, trong khi xung đột ở Ukraine cũng khiến khu vực này mất một lượng lớn khách du lịch từ Nga.

Theo ForwardKeys, 1/3 số khách du lịch đến Đông Nam Á trong năm nay là từ châu Âu, tăng từ mức 22% vào năm 2019, trong khi những du khách đến từ Bắc Mỹ đã tăng hơn gấp đôi lên 21% từ 9% trong năm 2019. Khách du lịch đến từ châu Á chỉ chiếm 24% trong năm nay, so với 57% vào năm 2019.

Du lịch nước ngoài tăng mạnh

Du khách tham quan Văn Miếu (Hà Nội). Ảnh: Kinhtedothi.vn

Rabil Lian, một hướng dẫn viên du lịch của một công ty du lịch hàng đầu của Singapore, lạc quan rằng “mọi thứ đã thay đổi rất nhiều và tốt hơn trong tháng trước. Chúng tôi đang chứng kiến ​​sự bùng nổ về lượt đặt chỗ”.

Lian đã dẫn 5 đoàn khách đến châu Âu trong 4 tháng qua, và cho biết Australia cũng đang trở thành một điểm đến nổi tiếng. Nhưng ông cho biết nhiều du khách vẫn đang chờ đợi Nhật Bản và Đài Loan nới lỏng các quy tắc nhập cảnh.

Tại Việt Nam, khách du lịch nước ngoài đã tăng gần gấp đôi trong quý đầu năm nay so với một năm trước đó. Tuy nhiên, dù đã dỡ bỏ gần như tất cả các biện pháp hạn chế vào tháng trước, nước này dự kiến lượng khách quốc tế đến đây trong năm nay sẽ ​​chỉ bằng khoảng hơn 1/4 so với lượng khách đã đến trong năm 2019.

“Tôi thấy tất cả các quán ăn nổi tiếng vẫn mở cửa vì họ vẫn có nhu cầu trong nước và không cảm thấy có một khoảng trống quá lớn do thiếu khách du lịch trong hai năm qua”, Justin Ong, một phóng viên Singapore - người đã đến Việt Nam vào tháng trước, cho hay.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan

Ngày 21/12, tại di tích Hải Vân Quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Return to top