Thế giới

Du lịch Đông Nam Á đang phục hồi

ClockThứ Hai, 05/09/2022 10:10
TTH.VN - Các chuyên gia nhận định, ngành du lịch của khu vực Đông Nam Á đang “nhìn thấy ánh sáng phía cuối đường hầm” sau khi chịu tác động nghiêm trọng từ đại dịch COVID-19, khi các hạn chế tiếp tục được nới lỏng và sự đa dạng hóa của các dịch vụ du lịch đã thu hút du khách quốc tế quay trở lại.

Du lịch Đông Nam Á đang phục hồi với nhiều thách thứcCác nước châu Á được đánh giá là an toàn hơn ngay cả trước đại dịch bùng phátDu lịch Đông Nam Á bắt đầu phục hồiSự phục hồi của ngành du lịch, lữ hành ở Đông Nam ÁThời hậu COVID-19, Đông Nam Á nên tận dụng tiềm năng từ du lịch nội khối

Du lịch Đông Nam Á đã tìm thấy "ánh sáng phía cuối đường hầm". Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Vietnam+

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, sự tiếp tục vắng mặt của dòng khách Trung Quốc - nguồn khách chính của nhiều điểm đến trong thời điểm trước đại dịch - sẽ hạn chế sức mạnh và tốc độ của sự phục hồi.

Jane Lim, Phó Chủ tịch phụ trách thị trường toàn cầu tại Tripadvisor thông tin, các quốc gia sớm loại bỏ hạn chế liên quan đến đại dịch đã thành công trong việc thu hút khách du lịch: “Du khách đang đến thăm các điểm đến mới, nơi mà vốn trước đây họ có thể không xem xét đến, trong khi một số du khách có thể ghé lại các điểm đến này trong tương lai”.

Theo kết quả khảo sát gần đây của Tripadvisor, 49% người Singapore cho biết các quy định về du lịch là nỗi lo hàng đầu của họ khi lên kế hoạch cho các chuyến du lịch sắp tới.

Lavinia Rajaram, phụ trách quan hệ công chúng của Expedia Group Brands khu vực châu Á lưu ý, lượng đặt chỗ cho chuyến du lịch từ Singapore đến Thái Lan trên nền tảng của họ đã tăng 94% trong tuần, sau khi Thái Lan công bố nới lỏng các yêu cầu kiểm dịch vào tháng 5.

Nhà kinh tế Krystal Tan của ANZ châu Á nhấn mạnh rằng, việc nới lỏng hơn nữa hạn chế trong nước và quốc tế của Thái Lan đã thúc đẩy lượng khách lên đến 1,1 triệu lượt vào tháng 7, tức chiếm khoảng 1/3 (33,8%) so với năm 2019, tức mức tiền đại dịch.

Được biết, phần lớn các chuyến đi diễn ra trong khu vực, trong đó các chuyên gia nhấn mạnh rằng “du lịch nội Á chắc chắn đã tăng trưởng hàng tháng trong nửa đầu năm 2022”. Theo dữ liệu chuyến bay của Expedia, Thái Lan và Singapore lần lượt đứng thứ hai và thứ ba về nhu cầu của khách du lịch trong nước ở Đông Nam Á, với lần lượt là 15% và 5%.

Trong một ý kiến có liên quan, cho đến nay, Mỹ vẫn là nguồn du khách hàng đầu. Cụ thể, trong mùa hè này, các nền tảng du lịch kỳ vọng lượng khách Mỹ đến châu Á - Thái Bình Dương (APAC) sẽ tăng. Điều này được kỳ vọng khá nhiều, khi lượng tìm kiếm trên Tripadvisor của nhóm khách không thuộc châu Á - Thái Bình Dương (APAC) tìm điểm đến trong khu vực trong tháng 7 cao hơn 75% so với hồi tháng 1.

Từ tháng 4 đến tháng 5 năm nay, các tìm kiếm trên Expedia của những du khách không thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) đến khu vực này vào tháng 7 và tháng 8 đã tăng 115% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, ngay cả khi tăng lên, sự vắng mặt rõ ràng của du khách Trung Quốc cũng đang được cảm nhận trên khắp Đông Nam Á.

“Thời gian cách ly bắt buộc kéo dài khi nhập cảnh trở lại đất nước, cộng với đó là nhiều lần đóng cửa các trung tâm hành chính và sau đó là việc người Trung Quốc không muốn du lịch nước ngoài” đã khiến thị phần khách Trung Quốc đến các điểm du lịch hàng đầu tại APAC giảm xuống còn khoảng 3,5%.

Năm 2019, Trung Quốc là quốc gia đóng góp nhiều nhất về lượng khách đến Thái Lan và Việt Nam, lần lượt chiếm khoảng 28% và 32% tổng lượng khách của 2 nước.

Trước tình hình này, các nước đã nhanh chóng xem xét điều chỉnh chính sách, hướng đến các dòng khách khác để đảm bảo tiến trình phục hồi của ngành du lịch trong nước nói riêng và khu vực nói chung.

Cụ thể, kế hoạch tiếp thị của Thái Lan cho năm 2023 bao gồm nhắm mục tiêu đến các thị trường khách mới như Saudi Arabia và các thành phố thứ cấp ở Mỹ, cũng như thúc đẩy việc nhập cảnh vào Thái Lan thông qua đường hàng không, đường bộ và đường biển.

Các sản phẩm du lịch tại đây cũng đang được nâng cao để thu hút khách du lịch. Ngoài việc sử dụng hình ảnh các khu nghỉ dưỡng bãi biển cao cấp và du lịch khám phá di sản, văn hóa và thiên nhiên, ngành du lịch sẽ thúc đẩy một số phân khúc cao cấp như chơi golf, MICE (hội họp, hội nghị, triển lãm), du lịch chăm sóc sức khỏe và du lịch mạo hiểm.

Hiện các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú và ăn uống đang điều chỉnh và sửa đổi sản phẩm để phù hợp với du khách phương Tây, những người thích đi du lịch theo cá nhân hoặc nhóm nhỏ...

Nhìn chung, so với trước đây, cụ thể là so với thời điểm tháng 6/2022, khách từ Ấn Độ, Mỹ và châu Âu đã và đang tạo thành một lượng đáng kể đến Đông Nam Á. Trong đó một phần lớn nhu cầu đặt thuê phòng là đến từ du khách Mỹ và châu Âu.

Trước tình hình hiện nay, các nền kinh tế ít phụ thuộc hơn vào khách du lịch Trung Quốc như Malaysia và Indonesia, nơi du khách Trung Quốc chiếm 6% và 13% tổng lượng khách vào năm 2019, sẽ có cơ hội tốt hơn trong việc lấp đầy khoảng cách trước dịch.

Song điều này áp cho các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào ngành du lịch như Thái Lan, Việt Nam vẫn đang là câu hỏi còn nhiều hoài nghi.

Nhìn chung, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á vẫn đang nỗ lực hết mình để khi dòng khách Trung Quốc trở lại, sẽ vẫn là dòng khách tiềm năng, đóng góp lớn vào tiến trình phục hồi và phát triển của toàn khu vực.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích
thuê xe du lịch 7 chỗ Giá rẻ nhất

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
Âm nhạc “bắt tay” du lịch

Du lịch âm nhạc đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển ở nhiều quốc gia tại châu Âu và châu Á. Ở Việt Nam, xu hướng thưởng thức âm nhạc kết hợp với du lịch đang dần được công chúng đón nhận và Huế đã có nhiều động thái để phát triển loại hình du lịch này.

Âm nhạc “bắt tay” du lịch
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top