Thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc lên một tầm cao mới

ClockThứ Bảy, 03/12/2022 17:22
TTH.VN - Trong ba thập kỷ qua, Hàn Quốc và Việt Nam là đối tác thương mại lớn, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghiệp của nhau, cũng như truyền cảm hứng văn hóa cho nhau.

Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc sắp có chuyến công du Việt NamHàn Quốc nỗ lực tăng cường quan hệ với ASEANThúc đẩy chuỗi cung ứng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình DươngTập đoàn Lotte xây dựng thành phố thông minh, trung tâm logistics tại Việt NamHợp tác kinh tế Việt Nam-Hàn Quốc cần chú trọng chuyển giao công nghệ

Hai nước nỗ lực đưa quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc lên một tầm cao mới. Ảnh minh họa: TTXVN/Báo Tin tức

Cho đến nay, có vô số các tập đoàn Hàn Quốc đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam, đồng thời tìm cách thích ứng với các động lực thay đổi do tốc độ tăng trưởng và hiện đại hóa theo cấp số nhân của Việt Nam, cùng với đó là sự thay đổi nhanh chóng về nhân khẩu học và hành vi.

Những chương trình nghị sự bàn về các vấn đề này sẽ được tổ chức và đưa các vấn đề ra thảo luận trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc 2022. Sự kiện dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 16/12, được đồng tổ chức bởi Herald.Corp., Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Trong đó, Herald.Corp là nhà xuất bản của The Korea Herald và Herald Business.

Đánh dấu 30 năm quan hệ thương mại giữa Hàn Quốc và Việt Nam, diễn đàn sẽ xoay quanh mức sống, công nghiệp và lĩnh vực y tế mà hai nước đã cùng nhau xây dựng.

Được biết, Hàn Quốc và Việt Nam đã dựa vào nhau với tư cách là đối tác thương mại quan trọng trong thập kỷ qua, song song với việc Việt Nam tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế khoảng 5%/năm trong 20 năm qua - nhanh hơn gấp 1,7 lần so với mức trung bình toàn cầu.

Kim ngạch thương mại song phương thường ghi nhận mức tăng trưởng hàng năm đạt 2 con số và năm 2022 này khó có thể là ngoại lệ, bởi thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc đang phục hồi tốc độ tăng trưởng về mức trước đại dịch COVID-19.

Năm nay, Việt Nam là điểm đến xuất khẩu lớn thứ ba của Hàn Quốc, trong khi Việt Nam cũng là nguồn nhập khẩu lớn thứ bảy của Hàn Quốc, theo số liệu của KITA cho thấy.

Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam đạt 46,61 tỷ USD ghi nhận trong 3 quý đầu năm, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Các linh kiện điện tử như chất bán dẫn và màn hình phẳng từ lâu đã đứng đầu danh sách các mặt hàng xuất khẩu, chiếm gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu. Cùng với đó là các mặt hàng như hàng hóa dầu, polyme và thiết bị di động.

Điều này phù hợp với việc các tập đoàn kinh doanh Hàn Quốc không ngừng đầu tư vào các cơ sở sản xuất của Việt Nam, như một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của đất nước này.

Vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu được giới chuyên gia nhận xét là sẽ trở nên lớn hơn, với việc Việt Nam là một trong những bên ký kết các khuôn khổ thương mại đa phương như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), cũng như Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam.

Đồng thời, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của Việt Nam và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu đang tiếp thêm sinh lực cho thị trường tiêu dùng.

Một báo cáo của McKinsey & Co. vào tháng 12/2021 cho biết rằng quy mô hộ gia đình ở Việt Nam đang ngày càng thu hẹp, sự gia tăng số người cao tuổi khá giả, những người bản địa kỹ thuật số (digital natives - cụm từ dùng để mô tả những người sinh ra và sống trong môi trường kỹ thuật số) mới nổi tăng lên, tăng cường trao quyền cho phụ nữ và sự gia tăng của người tiêu dùng ngoại thành đang thúc đẩy quá trình đa dạng hóa và hiện đại hóa nhanh chóng của thị trường tiêu dùng trong nước.

Đối với các nhà xuất khẩu và dệt may Hàn Quốc mà Việt Nam vốn từ lâu đã là điểm đến đầu tư yêu thích, sự tăng trưởng nhanh chóng trong xu hướng tối giản của Việt Nam, cũng như các tín hiệu về suy thoái kinh tế toàn cầu khiến các nhà sản xuất phải suy nghĩ trước khi đưa ra các quyết định đầu tư, bất chấp rằng Việt Nam có tiềm năng dài hạn để trở thành trung tâm sản xuất áo quần hấp dẫn.

Trong khi chờ đợi, các động lực thay đổi đang mở ra những cơ hội mới.

Đơn cử, trong một báo cáo đưa ra vào năm 2020, KITA lưu ý rằng các công ty Hàn Quốc có thể sẽ tận dụng nhu cầu ngày càng tăng đối với các bữa ăn chế biến sẵn, nhờ quá trình đô thị hóa nhanh chóng và sự tham gia ngày một nhiều của phụ nữ vào lực lượng lao động, tức phụ nữ đi làm nhiều hơn.

Bên cạnh đó, nhu cầu điện đang ngày một tăng của Việt Nam cũng đang được chú ý. Do tổng công suất phát điện của Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp 4 lần lên 276,8 gigawatt vào năm 2045, tức tăng cao từ mức 69,3 gigawatt vào năm 2020 để đáp ứng mức tiêu thụ điện ngày càng tăng và quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, các nhà sản xuất điện và công ty xây dựng của Hàn Quốc có cơ hội lớn để thâm nhập vào thị trường tiềm năng này.

Đan Lê (Lược dịch từ Korea Herald)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp

Tại buổi tiếp xã giao bà Emmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng Lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh chiều 26/4, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình mong muốn, hai phía tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các mặt giáo dục, y tế, du lịch, thu hút đầu tư, bảo tồn di sản, nhất là quảng bá văn hóa.

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Return to top