Thế giới

FAO: Giá lương thực thế giới tăng 14,3% vào năm 2022

ClockChủ Nhật, 08/01/2023 17:26
TTH.VN - Bị thúc đẩy bởi giá năng lượng và phân bón cao hơn do tác động từ xung đột giữa Nga và Ukraine, giá lương thực toàn cầu vào năm 2022 cao hơn 14,3% so với 1 năm trước đó, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết.

Nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều tổn thất hơn vào năm 2023Du lịch 2023, Đông Nam Á chờ khách Trung QuốcẤn Độ thay thế chương trình lương thực miễn phí bằng một chương trình mới tiết kiệm hơnIndonesia nhập khẩu gạo từ Việt Nam và Thái Lan để bình ổn trong nướcADB hạ dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Các nước cần triển khai hành động ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu. Ảnh minh họa: IFAD/VTV news

Vào năm 2022, các chỉ số phụ trợ của FAO cho thấy, giá ngũ cốc tăng 17,9% so với năm 2021, giá dầu thực vật tăng 13,9%, giá sữa tăng 19,6%, giá thịt tăng 10,4% và giá đường tăng 4,7%.

Ghi nhận vào tháng 12/2022, Chỉ số giá lương thực của FAO đã giảm 1,9% so với tháng 11 cùng năm, ghi nhận mức giảm hàng tháng thứ chín liên tiếp. Tuy nhiên, chỉ số này đã tăng mạnh trong những tháng đầu năm đến mức kết thúc năm 2022, các chỉ số này đã cao hơn nhiều so với mức trung bình của năm 2021.

Sự suy giảm trong tháng 12 phần lớn là do thị trường điều chỉnh theo sự gián đoạn phân phối, giá vận chuyển cao hơn và nhu cầu thấp hơn do tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại.

Trong tháng 12/2022, giá ngũ cốc, thành phần lớn nhất trong chỉ số lương thực chung ghi nhận thấp hơn 1,9%, giá thịt thấp hơn 1,2%, giá dầu thực vật giảm 6,7%, giá sữa cao hơn 1,1% và giá đường cao hơn 2,4%.

Được biết, FAO đã nhiều lần cảnh báo rằng giá lương thực tăng cao đe dọa an ninh lương thực toàn cầu, đặc biệt là ở các nước nghèo.

“Điều quan trọng là phải duy trì cảnh giác và tập trung mạnh mẽ vào việc giảm thiểu tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu, nhất là trong bối cảnh giá lương thực thế giới vẫn ở mức cao, với nhiều mặt hàng chủ lực gần đạt mức cao kỷ lục, giá gạo tăng và vẫn còn nhiều rủi ro liên quan đến nguồn cung trong tương lai”, Nhà kinh tế trưởng của FAP Maximo Torero cho biết.

Trong một thông tin có liên quan, chỉ số giá lương thực dựa trên giá 23 danh mục hàng hóa thực phẩm trên toàn thế giới bao gồm giá của 73 sản phẩm khác nhau. Chỉ số tiếp theo của FAO dự kiến sẽ được công bố vào ngày 3/2/2023.

Đan Lê (Lược dịch từ Xinhua Net)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO

Các phương pháp tiếp cận đổi mới sáng tạo và có mục tiêu hướng đến sự phát triển đang được chú ý hơn bao giờ hết, điều này được nhấn mạnh bởi sự tham gia ngày càng tăng vào Diễn đàn Đầu tư Hand-in-Hand năm 2024, trong khuôn khổ Diễn đàn Lương thực thế giới (WFF), đang được tổ chức từ ngày 14 - 18/10 tại thủ đô Rome, Italy.

Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO
Giá xăng dầu tăng cao trở lại

Chiều 10/9, Liên bộ Công thương- Tài chính có đợt điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ 7 ngày/lần. Trên cơ sở điều chỉnh đó, bắt đầu từ 15h trở đi, giá xăng dầu đã tăng cao; riêng xăng RON 95 lên mức hơn 21.000 đồng/lít.

Giá xăng dầu tăng cao trở lại
LHQ: Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024

Được biên soạn bởi một nhóm các cơ quan của Liên hợp quốc gồm Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP)…, báo cáo toàn cầu mới cập nhật về khủng hoảng lương thực cho thấy gần 2 triệu người hiện đang phải vật lộn với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng nhất, được phân loại là mức độ 5 trên thang đánh giá IPC toàn cầu - nấc thang theo dõi nạn đói. Về số liệu tổng thể, số người đang phải gánh chịu nạn đói đã tăng gấp đôi vào năm 2024, chủ yếu là do tác động tiêu cực từ các cuộc xung đột đang diễn ra ở Gaza và Sudan.

LHQ Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024
Phí sân bay ở châu Á - Thái Bình Dương có thể tăng cao để nâng cấp cơ sở hạ tầng

Với lưu lượng hàng không ở châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới, hành khách và các hãng hàng không có thể phải trả phí sân bay cao hơn nhằm giúp trang trải chi phí cải thiện cơ sở hạ tầng cần thiết để đáp ứng nhu cầu trong tương lai, ông Stefano Baronci, Tổng Giám đốc Hội đồng sân bay quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương & Trung Đông (ACI APAC & MID) nhận định.

Phí sân bay ở châu Á - Thái Bình Dương có thể tăng cao để nâng cấp cơ sở hạ tầng
Return to top