Thế giới

Hãng xe cao cấp Bentley sẽ chỉ sản xuất xe bằng điện từ năm 2030

ClockThứ Sáu, 06/11/2020 14:21
TTH.VN - Nhà sản xuất ôtô hạng sang Bentley có kế hoạch sẽ cung cấp xe chạy bằng hybrid và điện vào năm 2026 và sẽ chỉ sản xuất xe điện cho tất cả các mẫu xe vào năm 2030.

Người dân Seoul lo tai nạn tăng khi quy định về xe scooter điện được nới lỏngĐội tuyển tăng Việt Nam nhận cúp vô địch Hội thao quân sự quốc tế Army Games 2020Cần cấp thiết giải quyết tác động của sự bùng nổ trong sản xuất pin xe điệnThái Lan tăng tốc sản xuất xe điệnXe chạy điện hay hydro - ai sẽ chiến thắng trong cuộc đua xe sạch?

Hãng xe cao cấp Bentley sẽ chỉ sản xuất xe điện từ năm 2030. Ảnh minh họa: VietnamNet

Bentley, thuộc sở hữu của nhà sản xuất ôtô Đức Volkwagen, sẽ sản xuất hai mẫu xe plug-in Hybrid vào năm sau. Hiện tên chính thức của hai dòng xe này vẫn chưa được xác định. Công ty cho biết chiếc xe chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2025. Mẫu xe plug-in hybrid duy nhất của Bentley đến thời điểm hiện nay là mẫu SUV Bentayga.

“Tương lai của Bentley sẽ hoàn toàn hoạt động bằng điện”, lãnh đạo mảng kỹ thuật của Bentley Matthias Rabe cho biết trong một sự kiện công bố phác thảo kế hoạch về hướng đi tương lai của tập đoàn 100 năm tuổi này cho hay.

Có thể nói, quyết định này là một bước ngoặt đối với nhà sản xuất ôtô vốn nổi tiếng với những dòng xe sang trọng với động cơ 8 và 12 xi-lanh. Đây là kế hoạch được đưa ra sau khi có nhiều nhà sản xuất xe ôtô khác cho biết họ cũng sẽ loại bỏ các loại xe sử dụng động cơ khí đốt truyền thống để chuyển sang động cơ truyền động bằng điện.

Giám đốc điều hành Bentley Adrian Hallmark cho biết trong một tuyên bố rằng: “Trong vòng 1 thập kỷ, Bentley sẽ chuyển đổi từ một công ty sản xuất xe hơi sang trọng có tuổi đời 100 năm sang một hình mẫu mới, bền vững và phù hợp với sự sang trọng”.

Ông cho biết thêm rằng công ty cũng nhắm mục tiêu đến năm 2030 sẽ hoàn toàn trung hòa Carbon.

Hiện Bentley đang ở vị thế có thể hòa vốn sau những gián đoạn đáng kể trong hoạt động của công ty do đại dịch COVID-19 gây nên.

Trước đó, vào mùa hè vừa qua, Bentley tuyên bố sẽ cắt giảm đến 1.000 vị trí việc làm, hoặc ¼ tổng lực lượng lao động của mình thông qua chương trình “giải phóng tự nguyện” vì các kế hoạch kinh doanh của hãng “đã bị trật đường ray” do đại dịch COVID-19.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
Kế hoạch mới có thể mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp xe điện của ASEAN

Nhu cầu triển khai công nghệ năng lượng sạch hướng tới phát thải ròng bằng 0 trên toàn cầu đã và đang trở nên quan trọng hơn. Để đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2030 và giảm mức tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu xuống thấp hơn 7% so với số liệu ghi nhận vào năm 2020, cần phải triển khai quy mô lớn hơn của các công nghệ năng lượng sạch.

Kế hoạch mới có thể mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp xe điện của ASEAN
Thế giới vẫn cách xa mục tiêu chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030

Thế giới đang di chuyển quá chậm để đạt được các cam kết nhằm chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, khi tình trạng phá rừng đã trở nên tồi tệ hơn trong năm 2022, Hãng Thông tấn Reuters ngày 24/10 trích dẫn báo cáo của một liên minh các tổ chức môi trường.

Thế giới vẫn cách xa mục tiêu chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030
Return to top