Thế giới

Hỗ trợ nhau trong các lĩnh vực là cách ASEAN tạo ra cơ hội hợp tác

ClockChủ Nhật, 01/09/2024 14:57
TTH.VN - Giữa lúc các nền kinh tế ngày càng trở nên cạnh tranh hơn, cũng như phạm vi hợp tác bị thu hẹp, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vẫn là điểm sáng nhờ những điểm tương đồng và nhiều lĩnh vực của các nước thành viên có khả năng bổ trợ cho nhau.

Kỳ vọng cao vào Malaysia để thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và BRICSFTA Canada - ASEAN có thể sẽ có hiệu lực vào năm tớiThương mại xuyên biên giới ASEAN nhanh chóng và số hóa: Biến xa lạ trở thành quenHội chợ Thương mại ASEAN giới thiệu ẩm thực từ 10 quốc gia thành viênASEAN: Tăng trưởng đơn đặt hàng mới đạt mức cao nhất trong 15 tháng

AEC 2025 là bản thiết kế cho các quốc gia thành viên ASEAN nhằm tăng cường hội nhập kinh tế và gắn kết xuyên biên giới. Ảnh minh họa: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 

Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore Gan Kim Yong trong khuôn khổ Hội nghị ASEAN vừa diễn ra tại Singapore. Ông cũngchỉ ra rằng lĩnh vực tăng trưởng mà ASEAN cần tập trung vào là “tiếp tục tăng cường hợp tác và phát triển thương mại nội khối ASEAN”, mở rộng hợp tác với các đối tác thương mại bên ngoài ASEAN thông qua các thỏa thuận “ASEAN+1” khác nhau và tăng cường các thỏa thuận song phương trong ASEAN, đơn cử như quan hệ đối tác giữa Singapore và Johor (Malaysia).

Trong một cuộc đối thoại riêng tại hội nghị, lãnh đạo Bang Johor cho biết, thỏa thuận về Đặc khu Kinh tế Johor - Singapore (SEZ) là sự kiện rất được mong đợi. Được biết, hiện các quan chức của các bên liên quan đang hoàn thiện các chi tiết của thỏa thuận cuối cùng. Với đề tài “Tái thiết ASEAN vì tương lai bền vững”, Hội nghị ASEAN năm nay tập trung thảo luận về các xu hướng mới nổi trong nền kinh tế tuần hoàn và cách các doanh nghiệp có thể tận dụng các nguồn lực mới để thúc đẩy giai đoạn tăng trưởng tiếp theo.

Biên bản ghi nhớ (MOU) đã được ký kết tại sự kiện giữa SBF, UOB, Rajah & Tann và RSM Singapore, các đối tác sáng lập của Hội nghị ASEAN. Đối với các doanh nghiệp ASEAN, biên bản ghi nhớ này nhằm mục đích hỗ trợ các công ty Singapore muốn mở rộng hoạt động trong khu vực ASEAN thông qua hợp tác trong các hoạt động quốc tế hóa, như các phái đoàn kinh doanh và tham gia hội nghị chia sẻ kiến thức.

Là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới, ASEAN hiện tự hào có GDP (tổng sản phẩm quốc nội) là 3,6 nghìn tỷ USD và 650 triệu người. Đến năm 2030, GDP của khu vực này dự kiến sẽ đạt 4,5 nghìn tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới. Chủ tịch SBF Lim Ming Yan cho biết: “Khi chúng ta đang tiến gần đến cột mốc Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2025, hội nghị này nhấn mạnh vai trò quan trọng của SBF và các đối tác của chúng tôi trong việc chỉ đạo các cuộc thảo luận quan trọng về tương lai kinh tế của ASEAN, đồng thời cung cấp một nền tảng quan trọng cho đối thoại chiến lược và hợp tác giữa những người ra quyết định hàng đầu tại Singapore và khu vực”.

AEC 2025 là bản thiết kế cho các quốc gia thành viên ASEAN nhằm tăng cường hội nhập kinh tế và gắn kết xuyên biên giới. Việc xây dựng AEC là một hành trình liên tục, bất kể tầm nhìn và kế hoạch mà các chính phủ có được sau AEC 2025 là gì, điều quan trọng là phải đưa doanh nghiệp cùng phát triển. Trong một thông tin có liên quan cũng được Phó Thủ tướng Singapore Gan Kim Yong cung cấp, Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN được thành lập năm 2003, đóng vai trò quan trọng trong việc đại diện cho lợi ích của doanh nghiệp và là một đặc điểm độc đáo trong khuôn khổ kinh tế ASEAN.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Return to top