Thế giới

42% Di sản Thế giới của UNESCO vẫn đang đóng cửa

ClockThứ Bảy, 01/08/2020 06:51
TTH.VN - Hãng Thông tấn The Jakarta Post ngày 31/7 trích dẫn một tuyên bố của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO) cho hay, 42% các Di sản Thế giới của UNESCO vẫn chưa được mở cửa trở lại do đại dịch COVID-19.

Đại dịch tiếp tục hoành hành, đe dọa sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầuĐại dịch tác động đến nhiều di sản thế giới ở ASEANUNESCO: 90% bảo tàng trên toàn cầu phải đóng cửa vì COVID-19

Một ngôi chùa cổ của Hàn Quốc có tên trong danh sách Di sản Thế giới của UNESCO. Ảnh minh hoạ: Yonhap/AFP/TTXVN

Theo một cuộc khảo sát do UNESCO thực hiện và được hoàn thành vào ngày 20/7, 71 quốc gia đã hoàn toàn đóng cửa các Di sản Thế giới bên trong biên giới của họ. Những điểm đến văn hóa này thường rất phổ biến đối với khách du lịch. Các địa điểm đóng cửa chủ yếu nằm ở khu vực Trung Mỹ, Đông Nam Á và châu Á (bao gồm Indonesia, Ấn Độ và Pakistan), cũng như Iran và các quốc gia vùng Vịnh.

Tại khu vực Thái Bình Dương, New Zealand đang duy trì việc đóng cửa các địa điểm có tên trong danh sách Di sản Thế giới của UNESCO, trong khi quốc gia láng giềng Australia đã mở lại một phần các địa điểm Di sản Thế giới.

Bên cạnh đó, châu Âu dường như trở thành một ngoại lệ trong cuộc khảo sát nói trên. Gần như tất cả các quốc gia ở khu vực châu Âu hiện đang cho phép khách du lịch đến thăm các Di sản Thế giới của họ; mặc dù Tây Ban Nha, Vương quốc Anh, Ukraine và Romania chỉ mới mở lại một phần các địa điểm này. Ngoài ra, các khu vực Di sản Thế giới của Ireland vẫn đang đóng cửa.

Ở khu vực châu Phi, những quốc gia duy nhất bật đèn xanh cho hoạt động du lịch đến các Di sản Thế giới của họ là Tunisia, Mali, Angola, Mozambique, và Tanzania.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Jakarta Post & AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường (7/11):
Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường

Trong một báo cáo được công bố nhân Ngày Quốc tế chống bạo lực và bắt nạt học đường, bao gồm cả bắt nạt trên mạng, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết, cứ 3 học sinh thì có gần 1 học sinh trên toàn thế giới đã bị gây tổn hại về thể chất ít nhất 1 lần trong năm.

Cần hành động nhiều hơn để chống bạo lực và bắt nạt học đường
UNESCO thành lập giải thưởng về giáo dục công dân toàn cầu

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vừa thành lập một giải thưởng do Hàn Quốc đề xuất, nhằm công nhận những nỗ lực trong việc nuôi dưỡng giáo dục về các vấn đề toàn cầu, như nhân quyền, tính bền vững và tính đa dạng, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 23/10 cho biết.

UNESCO thành lập giải thưởng về giáo dục công dân toàn cầu
Ngày Nhà giáo Thế giới (5/10):
Đã đến lúc cải cách khủng hoảng giáo dục hiện nay

Từ lễ Wai kru ở Thái Lan đến các sự kiện tri ân ở Lào và Campuchia, tất cả các nước ASEAN đều dành riêng một ngày đặc biệt để học sinh vinh danh giáo viên bằng hoa, điệu múa truyền thống và cử chỉ tôn trọng.

Đã đến lúc cải cách khủng hoảng giáo dục hiện nay
Return to top