Thế giới

Hungary thắt chặt kiểm soát biên giới, người tị nạn đổ vào Croatia

ClockThứ Tư, 16/09/2015 08:05
TTH.VN - Người di cư từ Serbia, những người không được phép vào Hungary sau khi Budapest tăng cường kiểm soát biên giới Serbia-Hungary đã di chuyển về phía Croatia, hãng thông tấn Sputnik sáng nay (16/9) dẫn tin từ kênh truyền hình M1 của Hungary cho biết.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng di cư, Budapest đã thắt chặt các luật về biên giới, công bố sẽ phạt tù đối với các trường hợp nhập cư bất hợp pháp qua cửa khẩu, và triển khai khoảng 9.000 người phục vụ để bảo vệ biên giới Hungary-Serbia trước những người di cư không có giấy tờ.

Người tị nạn ở biên giới Hungary. Ảnh: ITV.

"Khoảng 10 xe buýt đang di chuyển dọc theo lãnh thổ Serbia đến Sid - thị trấn gần biên giới Croatia. Các tài xế được lệnh của chính quyền địa phương tiếp tục di chuyển mà không được dừng lại", kênh truyền hình M1 đưa tin.

Trước đó, vào hôm qua, Ngoại trưởng Serbia Ivica Dacic nói rằng, Serbia không muốn biến thành một "trung tâm thu gom" những người di cư không được phép vào Liên minh châu Âu và kêu gọi Brussels tổ chức một cuộc thảo luận song phương để tìm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng di cư châu Âu càng sớm càng tốt.

Thứ trưởng Bộ Lao động và Chính sách xã hội Serbia Nenad Ivanišević nói nước này sẽ không chấp nhận dòng chảy ngược của người di cư từ Hungary, và có thể gửi quân đội đến biên giới để ngăn chặn sự việc này.

Tuyên bố của Thứ trưởng Ivanišević là tuyên bố đầu tiên của một quan chức Serbia về việc sẵn sàng gửi quân đội đến biên giới nhằm ngăn chặn dòng chảy ngược của người di cư.

Trong khi đó, Mỹ đang xem xét viện trợ thêm cho Serbia để giúp đối phó với cuộc khủng hoảng di cư hiện đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến châu Âu, Nhà Trắng tuyên bố trong một thông cáo sau cuộc họp giữa Phó Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Serbia Aleksandar Vučić.

"Phó Tổng thống hoan nghênh những nỗ lực kiên định của Serbia để đối phó với một cuộc khủng hoảng người tị nạn và di cư chưa từng có, và cam kết sẽ xem xét thêm những hỗ trợ bổ sung mà Hoa Kỳ có thể cung cấp", theo thông cáo vừa được Hoa Kỳ công bố ngày hôm qua.

Các nước thành viên EU đang phải vật lộn với dòng chảy chưa từng thấy của cả hàng trăm ngàn người tị nạn cố gắng đổ vào khối này, nhằm chạy trốn tình trạng bạo lực đang tàn phá quê hương họ. Không phải là một quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, nhưng nhiều người di cư xem Serbia là một khu vực quá cảnh để đến các nước thịnh vượng hơn.

Tố Quyên (lược dịch từ Sputnik & Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO: Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19

​Bằng chứng mới từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy việc lạm dụng kháng sinh đã diễn ra rộng rãi trong giai đoạn đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, điều này có thể làm trầm trọng thêm sự lây lan “thầm lặng” của tình trạng kháng kháng sinh (AMR).

WHO Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19
UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái

Theo báo cáo Giám sát Toàn cầu về Giáo dục (GEM) mới nhất vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) công bố, các công nghệ kỹ thuật số và phần mềm dựa trên thuật toán - đặc biệt là phương tiện truyền thông xã hội - khiến các bé gái có nguy cơ cao bị xâm phạm quyền riêng tư, bắt nạt trên mạng và mất tập trung trong việc học tập.

UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái
Chuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng

Hiện tượng khí hậu được gọi là El Nino và La Nina, mang theo những đợt nắng nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán, sẽ xảy ra thường xuyên hơn và cực đoan hơn trong những năm tới, sau khi Nam Mỹ hứng chịu đợt El Nino dữ dội nhất trong nhiều thập kỷ, các chuyên gia thời tiết cho biết.

Chuyên gia thời tiết Nam Mỹ dự báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Return to top