Thế giới

Hy vọng về sự hồi sinh của ngành hàng không và du lịch Châu Á

ClockChủ Nhật, 24/10/2021 08:19
TTH - Du lịch miễn cách ly dần được nối lại ở châu Á, khi Singapore và một số điểm đến khác đang chào đón những du khách đã được tiêm phòng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19.

Châu Á: Du lịch hàng không có thể mất 3 năm để phục hồi từ COVID-19Hàng không châu Á đối mặt sự thiếu hụt phi công nghiêm trọngChâu Á: Thiếu hụt phi công ảnh hưởng đến phát triển du lịchChâu Á đối mặt với tình trạng thiếu phi công dân sự nghiêm trọng

Du khách nước ngoài tại Sân bay Quốc tế Changi, Singapore. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

So với châu Âu và Bắc Mỹ, châu Á đã tụt lại phía sau trong quá trình khôi phục du lịch xuyên biên giới. Thế nhưng, với tỷ lệ tiêm chủng, cũng như áp lực kinh tế gia tăng, Philippines, Thái Lan và các quốc gia khác đang dần mở cửa trở lại biên giới cho du khách, những động thái mà ngành hàng không hy vọng sẽ tiếp tục được mở rộng.

Bắt đầu từ ngày 19/10, Singapore cho phép du khách đã tiêm phòng đến từ Vương quốc Anh, Mỹ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Italy, Hà Lan, và Tây Ban Nha nhập cảnh bất kể mục đích nào, mà không cần phải cách ly. 8 quốc gia này được bổ sung vào danh sách 2 quốc gia trước đó gồm Đức và Brunei trong chương trình “Vaccinated Travel Lane” (“Hành lang đi lại cho người đã tiêm chủng”) của Singapore.

Những du khách đầu tiên từ các quốc gia vừa được bổ sung khởi hành từ Amsterdam (Hà Lan) vào ngày 19/10 và đến Singapore trong ngày 20/10. Đối với các du khách đến từ Mỹ, những chuyến bay được chỉ định bao gồm các tuyến từ New York, Los Angeles, San Francisco, và Seattle.

Theo Cơ quan Hàng không Dân dụng Singapore, khoảng 2.400 du khách nước ngoài đã nhận được giấy thông hành đặc biệt dành cho chương trình hành lang đi lại vào ngày 12/10, ngày đầu tiên Singapore tiếp nhận đơn đăng ký. Nếu tính cả công dân Singapore và thường trú nhân, những người không bắt buộc phải nộp đơn xin giấy thông hành, Chính phủ Singapore có kế hoạch đón trung bình lên đến 3.000 người/ngày.

Nhận định về chương trình hành lang đi lại của Singapore, bà Simin Ngai, chuyên gia hàng không tại Công ty phân tích du lịch Cirium cho hay: “Việc bố trí chương trình có thể sẽ không ngay lập tức mang lại sự gia tăng đáng kể về lưu lượng hàng không, nhất là khi so sánh với lưu lượng trước đại dịch; song, điều này báo hiệu rằng, Singapore duy trì mở cửa hoạt động kinh doanh và mong muốn mở lại biên giới quốc tế. Đối với ngành hàng không, đây là bước đi quyết định đầu tiên hướng đến việc phục hồi kết nối hàng không”.

Động thái này sẽ tạo điều kiện cho các chuyến đi công tác qua Singapore, nơi hơn 80% dân số đã được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 và nhiều công ty đa quốc gia đặt trụ sở chính trong khu vực; đồng thời, đánh dấu một bước ngoặt đối với khu vực châu Á rộng lớn hơn, một nơi đóng vai trò quan trọng đối với các chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng là nơi mà nhiều nền kinh tế phụ thuộc lớn vào du lịch.

Thống kê mới nhất từ Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cho thấy, tổng lượng khách quốc tế đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong tháng 7 vẫn thấp hơn 94% so với 2 năm trước. Trong khi đó, con số này giảm 58% ở châu Âu và 61% ở Bắc Mỹ, nhấn mạnh sự phục hồi chậm của châu Á.

Đáng chú ý, trong số tất cả các tiểu vùng, Đông Nam Á là khu vực đón tổng lượng khách quốc tế thấp nhất, với mức giảm 98% so với tháng 7/2019.

Ông Philip Goh, Phó Chủ tịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho biết: “Chúng tôi hy vọng việc nới lỏng hơn nữa các biện pháp này, và sự mở rộng hành lang đi lại của Singapore sẽ thúc đẩy các thị trường khác có sự điều hướng tương tự đối với con đường của họ, hướng tới tái khởi động du lịch hàng không”.

Trong khi đó, các quốc gia láng giềng của Singapore cũng đã có những động thái tương tự. Philippines hồi tuần trước thông báo, những du khách đã được tiêm phòng đầy đủ đến từ Trung Quốc, New Zealand và hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ khác sẽ không cần phải cách ly. Được biết, các ca nhiễm COVID-19 tại địa phương đã giảm mạnh kể từ mức đỉnh vào tháng 9, và các quy định biên giới nới lỏng hơn vừa có hiệu lực vào ngày 16/10.

Bắt đầu từ tháng 11, Thái Lan, một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất ở châu Á sẽ chào đón du khách đã được tiêm phòng đến từ một số quốc gia, mà không cần cách ly bắt buộc. Chính phủ Thái Lan dự kiến ​​sẽ công bố danh sách các quốc gia thuộc chương trình này trong vài ngày tới.

Theo trang thống kê Our World in Data, Philippines và Thái Lan xếp sau Singapore về tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, lần lượt khoảng 20% ​​và 35%. Tuy nhiên, sự kết hợp của việc tăng cường tiêm chủng ở cả nơi đến và nơi đi được cho là sẽ làm giảm mối đe dọa từ các ca bệnh nhập cảnh và những đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, miễn là các quy trình như xét nghiệm trước khi khởi hành được áp dụng. Trong tháng đầu tiên sau khi Singapore triển khai chương trình hành lang đi lại với Đức và Brunei, chỉ có 2 ca nhiễm COVID-19 được phát hiện trong số khoảng 2.000 du khách nước ngoài nhập cảnh.

Qua đó, Phó Chủ tịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương của IATA khẳng định, việc mở rộng hành lang đi lại của Singapore là “rất đáng khích lệ và là một bước đi đúng hướng. Chúng tôi hy vọng điều này sẽ mang lại sự tự tin cho các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương khác để đẩy nhanh việc mở cửa trở lại biên giới của họ”.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Nikkei Asia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn:
Người thầy biến nhiều điều chúng ta hy vọng thành hiện thực

Tối 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình “Thay lời tri ân” năm 2024, với chủ đề “Hy vọng”. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.

Người thầy biến nhiều điều chúng ta hy vọng thành hiện thực
Âm nhạc “bắt tay” du lịch

Du lịch âm nhạc đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển ở nhiều quốc gia tại châu Âu và châu Á. Ở Việt Nam, xu hướng thưởng thức âm nhạc kết hợp với du lịch đang dần được công chúng đón nhận và Huế đã có nhiều động thái để phát triển loại hình du lịch này.

Âm nhạc “bắt tay” du lịch
Return to top