ClockThứ Năm, 28/02/2019 14:44

Châu Á: Thiếu hụt phi công ảnh hưởng đến phát triển du lịch

TTH.VN - Tờ Jakarta Post ngày 28/2 đưa tin, sự bùng nổ du lịch chưa từng có tại châu Á đã và đang tạo nên nhiều hãng hàng không mới với hàng triệu phi công.

Paris nỗ lực thu hút du khách ASEANIndonesia nới lỏng yêu cầu hoàn thuế VAT cho du khách nước ngoàiDu lịch Đông Nam Á tăng giáTrung Quốc: Thu về 513,9 tỷ NDT từ du lịch tết

Du lịch châu Á bùng nổ nhưng bị kìm kẹp do thiếu hụt phi công lành nghề. Ảnh minh họa: Jakarta Post

Tuy nhiên, thiếu hụt phi công lành nghề lại đang là vấn đề lớn, đe dọa đến đà phát triển của nhu cầu này.

Bamboo Airways của Việt Nam là hãng hàng không giá rẻ (LLC) mới nhất vừa bắt đầu dịch vụ trong năm nay, dự kiến sẽ mau chóng tham gia cuộc đua với các hãng hàng không khác.

Theo dữ liệu công bố bởi Trung tâm hàng không châu Á - Thái Bình Dương (CAPA), chỉ tính riêng khu vực Đông Nam Á,  LLC có khoảng 1.400 máy bay bay theo lộ trình đặt sẵn. Với việc thiếu hụt phi công, các hãng hàng không sẽ phải vật lộn để tìm kiếm đủ thành viên là những phi công lành nghề cho buồng lái của mình.

“Một cuộc khủng hoảng thực sự có thể sắp xảy ra. Đối với những hãng hàng không mới, điều này còn khó hơn rất nhiều. Dự kiến đây sẽ là một cuộc đấu tranh thực sự”, Peter Harbison – Chủ tịch điều hành CAPA có trụ sở tại Sydney cho biết.

Trong một ý kiến khác có liên quan, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế nhận định giao thông toàn cầu sẽ tăng gấp đôi trong 2 thập kỷ tới, với mức tăng lớn nhất dự kiến sẽ xảy ra tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nơi có thể sẽ có khoảng 4 tỷ hành khách. Cho đến năm 2037, hãng sản xuất máy bay Boeing Co dự báo khu vực sẽ cần đến 16.930 máy bay mới, 261.000 phi công, tương đương gấp đôi số lượng máy bay và phi công hiện có.

Trước tình hình này, sự căng thẳng đang ngày càng xuất hiện rõ ràng.

Không chỉ châu Á, trên thế giới, trong tháng 4 vừa qua, Emirates – hãng hàng không đường dài lớn nhất thế giới cho biết việc thiếu hụt phi công lành nghề buộc hãng phải cắt giảm rất nhiều chuyến bay.

Để tránh khỏi tình hình cạnh tranh khốc liệt, nhiều hãng hàng không đã thành lập học viện đào tạo của riêng mình để đào tạo phi công. Jeju Air, hãng hàng không giá rẻ lớn nhất của Hàn Quốc, AirAsia, hãng hàng không lớn nhất Đông Nam Á theo đội bay, hay IndiGo và Lion Air của Indonesia là những hãng hàng không đã triển khai học viện đào tạo của riêng mình.

Ngoài ra, một số hãng triển khai chính sách cắt giảm giờ bay tối thiểu đủ để phi công được làm cơ trưởng. Động thái được thực hiện trong bối cảnh vấn đề thiếu hụt phi công lành nghề đã xảy ra từ rất lâu, song lại trở nên nghiêm trọng trong thời gian gần đây.

Để giải quyết vấn đề này, biện pháp tạm thời được chủ tịch Harbison đề xuất là giảm số lượng phi công trong mỗi chuyến bay xuống thành 1 người, thay vì 2 người như trước. Nếu không thể có những chuyến bay không người lái, các hãng có thể hoạt động với những chuyến bay chỉ có 1 phi công. Song ý kiến này vẫn vấp phải rất nhiều ý kiến phản đối từ các chuyên gia.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Âm nhạc “bắt tay” du lịch

Du lịch âm nhạc đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển ở nhiều quốc gia tại châu Âu và châu Á. Ở Việt Nam, xu hướng thưởng thức âm nhạc kết hợp với du lịch đang dần được công chúng đón nhận và Huế đã có nhiều động thái để phát triển loại hình du lịch này.

Âm nhạc “bắt tay” du lịch
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

TIN MỚI

Return to top