Thế giới

IEA: Căng thẳng địa chính trị là mối đe dọa lớn đối với hành động về khí hậu

ClockThứ Tư, 04/10/2023 13:07
TTH - Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) mới đây khẳng định, các nước cần gạt bỏ “căng thẳng địa chính trị”, đồng thời đấu tranh để tăng cường hơn nữa hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.

Các đại dương trên thế giới lập kỷ lục mới về nhiệt độ bề mặtG20 nhóm họp khi thời tiết khắc nghiệt thúc đẩy sự tập trung vào khí hậuThời tiết khắc nghiệt thúc đẩy nhu cầu về hành động khí hậu lớn hơn

 Thúc đẩy hợp tác quốc tế, giảm căng thẳng địa chính trị là điều cần thiết để tăng cường hành động chống lại biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

“Mục tiêu 1,5oC” được thống nhất tại Paris vào năm 2015 “vẫn trong tầm tay”, nhưng mục tiêu hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức, Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol chia sẻ.

Trong số những thách thức hiện có, sự phân mảnh địa chính trị của thế giới đang tạo ra trở ngại chính cho một số bước tiến mà IEA hy vọng sẽ triển khai. Giám đốc Fatih Biroh cho biết: “Việc thiếu hợp tác quốc tế là một vấn đề lớn, rất lớn. Chúng ta phải tìm cách tách biệt những căng thẳng địa chính trị này… để tập trung vào vấn đề giúp các nước xích lại gần nhau”.

Tương lai của năng lượng thế giới sẽ là tâm điểm của các cuộc tranh luận tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp quốc (COP28) diễn ra tại Dubai từ ngày 30/11 – 12/12/2023.

Phát biểu về tình hình hiện tại, Bộ trưởng Bộ Sinh thái Tây Ban Nha Terasa Ribera thừa nhận, các cuộc đàm phán tại COP28 có thể sẽ chỉ ra nhiều thách thức, nhưng chủ nghĩa đa phương là cách đối phó với những thách thức đang có. Một vấn đề toàn cầu xứng đáng được giải quyết và đáp lại bằng một lời phản hồi toàn cầu.

Có thể nói rằng, căng thẳng toàn cầu đã gia tăng trong những năm gần đây, có thể kể đến như xung đột giữa Nga và Ukraine, căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Những điều này đã và đang làm tăng thêm lo ngại khủng hoảng khí hậu sẽ không thể là mối quan tâm chính của chương trình nghị sự địa chính trị.

Dù vậy, đây cũng sẽ là cơ hội để xem xét các cam kết quốc gia nhằm đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Pairs nhằm duy trì sự nóng lên toàn cầu dưới 2oC và nếu có thể là 1,5oC so với thời tiền công nghiệp. Đây được xem là một nhiệm vụ khó khăn trong điều kiện hiện nay.

Được biết, IEA cho rằng hội nghị thượng đỉnh diễn ra ở Dubai sẽ phải đáp ứng một số điều kiện mới được coi là thành công, bao gồm cả việc tăng gấp 3 lần đầu tư vào năng lượng sạch ở các nước đang phát triển.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau hành động, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tiến trình chuyển đổi số quốc gia

Sáng 19/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà và Lê Thành Long; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới trụ sở Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cùng nhau hành động, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tiến trình chuyển đổi số quốc gia
Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:
LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất
Nỗ lực hành động bảo đảm an ninh nguồn nước

Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, sự gia tăng của dân số và nhu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất, đời sống, trong khi việc sử dụng, quản lý nguồn nước và xử lý ô nhiễm chưa được xử lý tốt. Điều này đặt ra cho Việt Nam những thách thức không nhỏ, cần có tư duy, tầm nhìn và hành động để đem lại hiệu quả trong bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập.

Nỗ lực hành động bảo đảm an ninh nguồn nước
Return to top