Thế giới

IMF: Nắm bắt cơ hội hướng tới một thế giới phát triển hơn hậu đại dịch

ClockThứ Bảy, 24/07/2021 15:20
TTH - Các số liệu thống kê cho thấy, kể từ tháng 3/2020 đến nay, các chính phủ trên thế giới đã chi 16 nghìn tỷ USD để hỗ trợ tài chính trong bối cảnh đại dịch và quy mô bảng cân đối kế toán của các ngân hàng Trung ương toàn cầu đã tăng lên 7,5 nghìn tỷ USD. Thâm hụt lên đến mức cao nhất kể từ Thế chiến II và chỉ trong 1 năm qua, các ngân hàng trung ương đã cung cấp nhiều thanh khoản hơn cả 10 năm trước cộng lại. Theo nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), điều này là hoàn toàn cần thiết, và nếu các nhà hoạch định chính sách không hành động thì cuộc suy thoái năm ngoái sẽ còn tồi tệ hơn gấp 3 lần.

IMF đề xuất kế hoạch trị giá 50 tỷ USD để chấm dứt đại dịch

Nắm bắt đúng cơ hội sẽ đưa thế giới đến một tương lai tươi sáng hơn sau cuộc khủng hoảng vì COVID-19 Ảnh minh họa: Reuters/Nhandan

Đó là xuất phát điểm, nhưng chúng sẽ dẫn đến đâu? Trong năm tới, khi ngày càng có nhiều vaccine được cung ứng, nhiều người dân được tiêm chủng và nhiều nền kinh tế dần mở cửa trở lại, các nhà hoạch định chính sách cần phải thiết kế một quy trình chuyển đổi cơ bản từ việc cứu nền kinh tế khỏi sụp đổ, sang củng cố nền kinh tế trong tương lai với các cải cách theo định hướng tăng trưởng.

Thực tế, một số cải cách đã bị trì hoãn, và một số “vết sẹo kinh tế” đã xảy ra. Nền kinh tế thế giới đã mất 15 nghìn tỷ USD sản lượng do hậu quả của COVID-19, theo dự báo của IMF​​.

Trong bối cảnh đó, IMF cho rằng, cần có những cải cách hợp lý để đưa thế giới trở lại tốt hơn từ những tác động của đại dịch. Các cơ chế tái cơ cấu nợ nếu được tăng cường sẽ giúp giải quyết nhanh chóng các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả và chuyển đầu tư cho các ý tưởng và doanh nghiệp mới. Các chính sách thị trường lao động cần tích cực hơn, bao gồm giám sát và hỗ trợ tìm kiếm việc làm, kết hợp với việc đào tạo lại kỹ năng sẽ giúp người lao động dễ dàng chuyển sang các công việc có triển vọng hơn trong các lĩnh vực năng động của nền kinh tế. Song song đó, việc cải thiện khuôn khổ các chính sách cạnh tranh cũng được cho là sẽ có tác động tích cực cho tiến trình phục hồi.

Hướng tới một tương lai tươi sáng hơn

Theo phân tích của IMF, tận dụng thời điểm này để tiến hành một số cải cách sẽ đóng vai trò là bàn đạp cho một tương lai tươi sáng và bền vững hơn. Nắm bắt được cơ hội có thể mang lại nhiều năm tăng trưởng vững chắc hậu COVID-19 và đạt nhiều tiến bộ trong tiêu chuẩn sống. IMF ước tính rằng các cải cách, nâng cao tăng trưởng toàn diện trên thị trường sản phẩm, lao động và tài chính có thể nâng mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm lên hơn 1 điểm phần trăm ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển trong thập kỷ tới. Các quốc gia này sẽ có thể tăng gấp đôi mức sống so với những năm trước đại dịch.

Các nhà kinh tế của IMF cho rằng, đối với các nền kinh tế tiên tiến, một luồng gió cải cách tăng trưởng sẽ giúp thanh toán các khoản nợ phát sinh để mang đến những hỗ trợ chưa từng có, tăng không gian cho các khoản đầu tư quan trọng và giảm nhu cầu tăng thuế. Với việc lạm phát đang tăng cao hơn dự báo và không chắc chắn về việc khi nào các nguyên nhân gây lạm phát có thể giảm bớt, các cải cách tăng trưởng nhắm vào phía cung sẽ có thể mang đến sự đảm bảo chống lại các rủi ro gây lạm phát dai dẳng do áp lực từ phía cầu ở Mỹ và nhiều nơi khác.

Đối với các thị trường mới nổi có thể duy trì khả năng tiếp cận thị trường vốn toàn cầu, tiến hành cải cách sẽ có thể giúp củng cố các nguyên tắc cơ bản và củng cố niềm tin của nhà đầu tư, ngay cả khi các điều kiện tài chính thắt chặt, nhất là trong trường hợp nếu lạm phát vẫn tiếp diễn ở các nền kinh tế tiên tiến. Đối với các quốc gia có thu nhập thấp đã cạn kiệt nguồn chính sách, lợi nhuận từ các cải cách theo định hướng tăng trưởng có thể đủ cao để tránh phải áp dụng các biện pháp thắt lưng, buộc bụng khắc nghiệt về tài khóa, cho phép họ bảo vệ chi tiêu xã hội và y tế trong thời gian ngắn hạn, trong khi vẫn tăng cường khả năng đầu tư về lâu dài.

Đáng chú ý, theo các nhà kinh tế của IMF, không nhất thiết phải thực hiện tất cả các cải cách cùng một lúc. Hầu hết các quốc gia sẽ mất nhiều năm cho tiến trình phục hồi sau cuộc khủng hoảng này. Do đó, truyền cảm hứng cho thế hệ tiếp theo để xây dựng lại một tương lai tươi sáng hơn là thách thức hàng đầu của thế hệ các nhà hoạch định chính sách hiện nay. Các nhà hoạch định nên nắm bắt thách thức này, dám mạnh dạn khi cuộc khủng hoảng hiện tại đang ở ngã ba đường. Khéo léo kết hợp cải cách tăng trưởng với chi tiêu phục hồi sẽ mang lại sự thịnh vượng cho người dân, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn trong thế giới hậu COVID-19, IMF khẳng định.

TỐ QUYÊN (Tổng hợp & lược dịch từ IMF & Business Insider)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Return to top