ClockThứ Tư, 04/07/2018 14:22

Jakarta: Mỗi người thải khoảng 300 triệu túi nhựa/năm ra môi trường

TTH.VN - Theo ước tính trung bình mỗi năm, một người dân Jakarta thải khoảng 300 triệu túi nhựa ra môi trường tự nhiên.

Ô nhiễm nhựa đe dọa mạng sống con ngườiẤn Độ: Mumbai cấm sử dụng nhựa dùng một lầnWWF: Địa Trung Hải có nguy cơ trở thành “biển rác nhựa”Hồi chuông báo động từ vấn nạn rác thải nhựaCảnh báo tình trạng “nghiện” sử dụng nhựa ở Đông Nam ÁChống lại ô nhiễm chất thải nhựa

Túi nhựa - sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân Jakarta - rất có hại cho môi trường. Ảnh: Jakarta Post

Đây là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng, nhất là khi Liên Hiệp Quốc nhận định xốp và nhựa là hai loại chất thải khó phân hủy và có hại cho môi trường nhất thế giới.

Cụ thể, người đứng đầu tổ chức phong trào Người Indonesia giảm sử dụng túi nhựa (GIDKP) Tiza Marfia cho biết: “Con số này là một điều dễ hiểu khi túi nhựa luôn có mặt trong cuộc sống của người dân Jakarta. Trung bình mỗi người thường sử dụng khoảng 3 túi nhựa trong mỗi lần mua sắm của mình”.

Trước tình hình này, Tiza Marfia khẳng định tổ chức GIDKP hoàn toàn ủng hộ việc chính quyền Jakarta nói riêng và giới chức các thành phố khác nói chung nhanh chóng triển khai các biện pháp giới hạn sản xuất và sử dụng túi nhựa trong đời sống hằng ngày. Chuỗi hành động cần được triển khai ngay lập tức để bảo vệ môi trường tự nhiên.

Đi đầu công tác triển khai hành động, GIDKP đã đưa ra phong trào #pay4plastic vào năm 2013 với việc vận động chữ ký của người dân nhằm yêu cầu nhà nước nhanh chóng quản lý mức độ sản xuất và sử dụng túi nhựa. Đến nay, bản kiến nghị đã có khoảng 70.000 chữ ký, tương ứng với 70.000 người thống nhất cùng nhau thay đổi thói quen sống có hại.

Đến năm 2016, chiến dịch không dùng nhựa miễn phí đã được thử nghiệm ở 23 thành phố lớn trên lãnh thổ Indonesia. Theo thống kê, ước tính số lượng nhựa sử dụng trong năm đã giảm đi đáng kể vào khoảng 55% so với cùng kỳ các năm trước.

Trong bối cảnh vấn nạn môi trường đang ngày càng phức tạp, chính quyền và người dân Jakarta tuyên bố sẽ cùng nhau thực hiện chuỗi hành động thay đổi để tạo dựng môi trường sống tốt đẹp hơn trong tương lai.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

UNCTAD: Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số

Mới đây, Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) đã công bố báo cáo cho thấy tác động đáng kể đến môi trường của lĩnh vực kỹ thuật số toàn cầu và gánh nặng không cân xứng mà các nước đang phát triển phải gánh chịu. Báo cáo nhấn mạnh rằng, trong khi số hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và mang lại những cơ hội đặc biệt cho các nước đang phát triển thì hậu quả về môi trường của nó ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đáng lưu ý, các nước đang phát triển vẫn bị ảnh hưởng không đồng đều cả về kinh tế và sinh thái do sự phân chia về phát triển và kỹ thuật số hiện có.

UNCTAD Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số
Khi bảo vệ môi trường thành thói quen

Ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn môi trường sống xanh - sạch - đẹp, các cấp hội phụ nữ huyện Quảng Điền đã xây dựng nhiều cách làm ý nghĩa, thiết thực, mang lại hiệu quả cao.

Khi bảo vệ môi trường thành thói quen
Chuyển biến môi trường nông thôn mới

“Ngày Chủ nhật xanh” trở thành phong trào xuyên suốt trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh. Phong trào này đang ngày một lan tỏa, làm chuyển biến nhận thức người dân trong bảo vệ môi trường khu dân cư, đồng ruộng gắn với xây dựng đô thị văn minh.

Chuyển biến môi trường nông thôn mới
Phải được chấn chỉnh

Người xưa có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, ý khuyên mọi người phải ý tứ, phải biết học cách hành xử lịch sự, văn hóa, phải đạo với từng hành vi trong cuộc sống.

Phải được chấn chỉnh

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Xưởng Bao Bì Giấy inbaobigiay.vn
Return to top