Thế giới

Indonesia: Học sinh bán rác thải nhựa để mua wifi học trực tuyến

ClockThứ Ba, 15/09/2020 14:17
TTH.VN - Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 buộc các trường học ở Indonesia phải đóng cửa tạm thời, hàng triệu hộ gia đình ở quốc gia Đông Nam Á này đang phải đối mặt với vấn đề không có khả năng tiếp cận với mạng Internet, thậm chí là không có các loại thiết bị như điện thoại di động để học sinh có thể học tập từ xa.

Đông Nam Á: Những ca nhiễm mới COVID-19 “dập tắt” hy vọng hồi sinh các điểm du lịchSự trỗi dậy của ngành sản xuất ASEANIndonesia kỷ niệm 75 năm ngày Quốc khánh giữa đại dịch Covid-19Jakarta thu hơn 2 tỷ Rupiah tiền phạt vi phạm giãn cách xã hộiIndonesia có tỷ lệ trẻ em tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới

Học sinh Indonesia thu gọm rác thải nhựa bán lấy quyền truy cập Internet để học từ xa. Ảnh minh họa: VietnamNet

Để giải quyết vấn đề này, học sinh và tình nguyện viên Indonesia đã đưa ra nhiều kế hoạch sáng tạo. Đơn cử, hai tháng vừa qua, Dimas Anwar Putra – 15 tuổi và một người bạn của mình đã nhặt rác thải nhựa xung quanh khu vực sinh sống của mình tại Jakarta và đổi chúng để lấy quyền truy cập wifi.

Không có kết nối Internet tại nhà, hai học sinh này cần phải thu gom 1kg rác thải, trong đó chủ yếu là phế phẩm nhựa để đổi lấy quyền truy cập Internet, cho phép họ học Online trong vòng 3h và tối đa là 3 lần/tuần.

Trả lời báo giới, Dimas chia sẻ: “Nếu chúng em thu gom rác thải, đây chỉ đơn giản là một hành động từ thiện. Không những vậy, chúng em cũng có thể đổi lấy dữ liệu truy cập data Internet miễn phí”.

Ý tưởng về “trạm phát wifi” là sản phẩm trí tuệ của Iing Solihin, người bán rác thải thu thập bởi học sinh, sinh viên để mua lại dữ liệu truy cập Internet trị giá 340.000 Rupi (22 USD) /tháng để cho phép các nhóm học sinh tiếp tục chương trình học tập của mình.

Được biết, hàng triệu học sinh Indonesia đã buộc phải học từ xa kể từ khi nhiều trường học đóng cửa vào tháng 3 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Điều này gây ra thách thức đặc biệt với nhiều hộ gia đình nghèo và những người sống ở vùng sâu vùng xa. Tính đến giữa năm 2019, chỉ khoảng 1/6 trong tổng số 60 triệu hộ gia đình ở Indonesia có kết nối Internet, dữ liệu đưa ra bởi Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ Internet Indonesia (APJII) thông tin.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích
Tổng Đài Lắp Mạng Lắp Mạng Wifi

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
Nhật Bản: Độc đáo làm móng từ rác thải nhựa

Khi vấn đề giải quyết ô nhiễm nhựa được đưa ra thảo luận trên các bàn đàm phán toàn cầu, với một cách thức riêng biệt, Naomi Arimoto, một thợ làm móng người Nhật Bản đang lồng ghép mối quan tâm này vào các tác phẩm của mình.

Nhật Bản Độc đáo làm móng từ rác thải nhựa
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Return to top