Thế giới

Indonesia muốn khởi công nhanh thủ đô mới hơn 30 tỉ USD

ClockThứ Ba, 02/11/2021 15:37
Thủ đô Jakarta đang chìm xuống dưới mực nước biển trung bình 20cm mỗi năm. Điều này buộc Indonesia phải tiến hành nhanh kế hoạch chuyển thủ đô Jakarta đến đảo Borneo.

Indonesia xây dựng thủ đô mới là thành phố thông minh kiểu mẫuNgười Indonesia phản ứng trái chiều về kế hoạch chuyển thủ đô đến BorneoIndonesia phải di dời thủ đô do thành phố Jakarta đang chìm dần

Thủ đô Jakarta hiện đang chật chội - Ảnh: GLOBAL GOVERNMENT FORUM

Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, lên kế hoạch hoàn thành việc dời thủ đô Jakarta nằm trên đảo Java đến tỉnh East Kalimantan trên đảo Borneo, có diện tích 56.180 hecta, vào nửa đầu năm 2024. Theo Hãng tin Bloomberg, dự án này bị trì hoãn trong nhiều tháng do đại dịch COVID-19 bùng phát. 

Quốc hội Indonesia dự kiến ​​thông qua dự luật chuyển thủ đô mới thành luật ngay trong năm 2021, tạo cơ sở pháp lý cho dự án 34 tỉ USD này được thực hiện trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2024. Được biết, chỉ 1/5 chi phí đến từ ngân sách nhà nước dùng để di dời thủ đô, phần còn lại đến từ nguồn tài trợ tư nhân (xã hội hóa). 

Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu trong năm 2021 sẽ xây dựng các tòa nhà chiến lược, cơ sở hạ tầng cơ bản, phát triển hệ thống giao thông và quan trọng nhất là hoàn thành dự luật thủ đô mới. 

Trong giai đoạn từ năm 2022-2023, việc xây dựng trụ sở, nhà công vụ, cơ sở giáo dục, y tế và các cơ sở hạ tầng khác sẽ được thực hiện. Tới năm 2024 sẽ tiến hành các bước di dời ban đầu. 

Theo kế hoạch, các trụ sở tổ chức nhà nước sẽ được dời chuyển theo từng giai đoạn và quá trình này có thể mất ​​2-4 năm. Ngân hàng trung ương và các văn phòng chính của Cơ quan Dịch vụ tài chính sẽ ở lại Jakarta và biến nơi này thành trung tâm tài chính và thương mại lớn của Indonesia.

Tổng thống Joko Widodo cho biết việc di dời sẽ giúp lan tỏa các hoạt động kinh tế bên ngoài thủ đô Jakarta, tạo thế phát triển cân bằng trong cả nước. 

 

Một khu vực thuộc thủ đô tương lai của Indonesia - thành phố East Kalimantan - Ảnh: EPA

Thủ đô Jakarta có hơn 10 triệu dân với cơ sở hạ tầng đã phát triển hết mức. Đảo Java, bao gồm thủ đô Jakarta, hiện nay là nơi sinh sống của gần 60% dân số Indonesia, đóng góp hơn một nửa vào tổng sản phẩm quốc nội của nước này. Trong khi đó, tỉnh East Kalimantan ở đảo Borneo, chỉ chiếm 5,8% dân số và chiếm 8,2% nền kinh tế.

Ông Widodo cho rằng động thái này là cần thiết khi thủ đô hiện nay đang bị tắc nghẽn giao thông, lũ lụt thường xuyên và tình trạng ô nhiễm đang ở mức báo động. Jakarta cũng đang chìm nhanh, với 2/5 diện tích đã chìm xuống dưới mực nước biển và một số tỉnh đang chìm với tốc độ 20cm mỗi năm.

Indonesia sẽ là quốc gia thứ ba ở Đông Nam Á di dời thủ đô của họ. Trước đó, nước láng giềng Malaysia chuyển thủ đô hành chính đến thành phố Putrajaya vào năm 2003 và Myanmar dời đô đến thành phố Naypyidaw vào năm 2006.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Return to top