Thế giới

Kể chuyện về dệt limar tại Bảo tàng Nghệ thuật châu Á

ClockChủ Nhật, 16/06/2024 08:03
TTH - Tại Bảo tàng Nghệ thuật châu Á, Đại học Malaya ở Kuala Lumpur (Malaysia), triển lãm “Truyền thống dệt limar bị lãng quên” đang mang đến cho những người đam mê dệt may và du khách cơ hội để khám phá những câu chuyện lịch sử hình thành nên loại vải có tuổi đời hàng thế kỷ này.

Triển lãm Art Basel Hong Kong 2024 hứa hẹn nhiều chương trình ấn tượng

 Du khách tham quan khu trưng bày vải limar tại triển lãm.  Ảnh minh họa: The Star 

Triển lãm dự kiến kéo dài đến ngày 24/8, sẽ giới thiệu bộ sưu tập vải limar của bảo tàng, đem đến nguồn cảm hứng đằng sau những họa tiết độc đáo, và trưng bày những bức ảnh về việc sử dụng vải limar trong các lễ hội và nghi lễ văn hóa truyền thống. Chương trình cũng mang đến cho du khách cơ hội tìm hiểu về “limar”, một kỹ thuật dệt bằng lụa ít được biết đến của người Mã Lai.

Được biết, dệt Limar lấy cảm hứng từ vải patola của Ấn Độ, loại vải được hoàng gia và quý tộc Mã Lai yêu thích, từng được xuất khẩu sang Quần đảo Mã Lai từ thế kỷ XVI.

Thanh Ngân

(Lược dịch từ The Star, Yonhap & UNESCO)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kể chuyện di sản Huế bằng hội họa

Hơn 12 năm cầm cọ, Nguyễn Đình Việt (SN 1989, Hà Tĩnh) đã đại diện nhóm họa sĩ trẻ Việt Nam tham gia Triển lãm nhóm tại KTG Gallery Hamburg, Đức (năm 2015) và Triển lãm nhóm @Art NewGen tại TP. Songkhla, Thái Lan (năm 2021) để lại nhiều dấu ấn nghệ thuật trong lòng bạn bè quốc tế và các nhà sưu tập.

Kể chuyện di sản Huế bằng hội họa
Kể chuyện lịch sử bằng ký họa

Những tác phẩm ký họa của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên đã tái hiện được những năm tháng lịch sử hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ của dân và quân Bình Trị Thiên với những góc nhìn chân thật về cuộc sống của đồng bào, chiến sĩ. Nhiều tác phẩm trong số đó sáng tác trong thời kỳ tham gia kháng chiến và lần đầu tiên được công bố đến công chúng với tên gọi “Miền ký ức”.

Kể chuyện lịch sử bằng ký họa
Cổ ngọc kể chuyện trăm năm

Những món cổ ngọc quý hiếm được chế tác điêu luyện nằm trong bộ sưu tập của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn lần đầu tiên được trưng bày, giới thiệu đến công chúng khiến mọi người ngỡ ngàng, thích thú. Nhiều món đồ trong số đó, theo lời của chủ nhân, được thừa hưởng lại từ gia đình, một phần được ông cất công sưu tập từ hàng chục năm theo đuổi niềm đam mê cổ vật.

Cổ ngọc kể chuyện trăm năm
Ruộng lúa kể chuyện nghệ thuật

Một ruộng lúa được gieo trên cánh đồng kể lại câu chuyện lịch sử, sự hàn gắn nỗi đau quá khứ và nhắc nhở người trẻ về sự quan trọng của lương thực trong đời sống hiện đại. Quá trình từ khi gieo sạ cho đến thu gặt đã được các nghệ sĩ tạo nên một tác phẩm nghệ thuật bằng video art trên nền âm nhạc đồng quê.

Ruộng lúa kể chuyện nghệ thuật
Kể chuyện di sản trên nền áo dài

Những công trình kiến trúc cổ kính, những cây cầu gắn liền với lịch sử vùng đất Cố đô, những điệu múa cung đình truyền thống, hay đơn giản là chiếc thuyền rồng, hoa đăng… đã được các em nhỏ đặc tả một cách hồn nhiên mà duyên dáng, tỉ mỉ nhưng vô cùng ngộ nghĩnh trên tà áo dài.

Kể chuyện di sản trên nền áo dài
Return to top