Thế giới
HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO ASEAN LẦN THỨ 56 (AMM-56):

Kêu gọi một ASEAN ngày càng trưởng thành

ClockThứ Sáu, 14/07/2023 17:51
TTH - Từ ngày 11 - 14/7/2023, các nhà ngoại giao hàng đầu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ cùng tham gia Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 (AMM-56) diễn ra tại Jakarta (Indonesia). Qua đó, đánh dấu nửa chặng đường cho nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên của Indonesia kể từ khi nước này đảm nhận vai trò vào tháng 1.

Singapore tổ chức diễn đàn ASEAN đối phó với nạn lạm dụng tình dục trẻ emTrung Quốc phục hồi chậm hơn dự kiến sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của ASEANHàn Quốc mong muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với ASEAN

leftcenterrightdel
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 (AMM-56) đang được tổ chức tại Jakarta (Indonesia). Ảnh minh họa: BQT/Dân Việt 

Tại đây, khối ASEAN phải giải quyết các thách thức đang diễn ra, bao gồm thúc đẩy đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) và điều hướng căng thẳng giữa các cường quốc lớn như Mỹ và Trung Quốc.

Các nhà quan sát cho biết, những chủ đề chính này nhấn mạnh vai trò quan trọng của các mục tiêu được đặt ra trong nhiệm kỳ chủ tịch của Indonesia về việc giữ cho khu vực ASEAN kiên cường và phát triển phù hợp.

Thống nhất khối khu vực, duy trì sự đáng tin cậy

Cũng trong khuôn khổ hội nghị AMM-56, chủ tịch Indonesia đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thống nhất của khối khu vực, nhất là về duy trì sự đáng tin cậy.

Được biết, lần đầu tiên, AMM có sự tham gia của Timor Leste - quốc gia này vào năm 2022 đã được khối cấp tư cách quan sát viên.

Đề cập đến các cuộc thảo luận, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan nhấn mạnh rằng ASEAN có tiềm năng to lớn cho sự phát triển trong tương lai. Cụ thể, lãnh đạo các nước đã có các cuộc thảo luận hiệu quả về nền kinh tế xanh và kỹ thuật số, bao gồm cả việc hướng tới thiết lập lưới điện ASEAN.

“Chúng tôi cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (AOIP), làm cơ sở để ASEAN thu hút các đối tác bên ngoài và trao cho họ quyền lợi trong thành quả về hòa bình và thịnh vượng liên tục của khối chúng ta”, Bộ trưởng Vivian Balakrishnan nhấn mạnh.

Được biết, AOIP, một sáng kiến do Indonesia dẫn đầu, đã được các nhà lãnh đạo ASEAN ký kết vào năm 2019 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 34, đưa ra quan điểm chung của khối về hợp tác, an ninh và thịnh vượng khu vực, cũng như nhấn mạnh về lập trường trung lập, không đứng về bất kỳ cường quốc lớn nào đang cạnh tranh để tạo ảnh hưởng trong khu vực.

Cũng trong ngày đầu của hội nghị AMM năm nay, bộ trưởng các nước cũng đã tham dự một cuộc họp chung vì một ASEAN Không có Vũ khí Hạt nhân. Vào năm 1995, các quốc gia ASEAN đã ký một hiệp ước về mục tiêu xây dựng một khu vực như vậy để giữ cho ASEAN không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.

“Việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Đó là nền tảng để chúng tôi biến khu vực thành Trung tâm tăng trưởng”, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi nhấn mạnh chủ đề của năm chủ tịch ASEAN của Indonesia.

Khi hội nghị AMM và các cuộc họp liên quan diễn ra, theo lịch sẽ kéo dài đến ngày 14/7, các bộ trưởng của khối sẽ thảo luận về cách khu vực có thể làm việc cùng nhau để xây dựng cộng đồng ASEAN và tái khẳng định vai trò trung tâm, thống nhất của khối trong bối cảnh kiến trúc khu vực đang phát triển.

Trong đó, vai trò trung tâm của ASEAN đề cập đến việc khối nắm quyền chỉ đạo và định hình các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến Đông Nam Á, thay vì để vận mệnh của khu vực cho các bên bên ngoài quyết định.

Theo truyền thống, một thông cáo chung được tất cả các thành viên ASEAN nhất trí sẽ được công bố sau AMM.

Kêu gọi một ASEAN “ngày càng trưởng thành”

Trong tuần này, mọi sự chú ý đều sẽ đổ dồn vào ASEAN và chủ tịch Indonesia, khi khối phải đối mặt với nhiều thách thức nội bộ và lo ngại về an ninh bên ngoài ngày càng tăng.

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi, điều mà Indonesia mong muốn thấy được là một ASEAN đóng vai trò trung tâm, với tư cách là người đóng góp, hoặc là đầu tàu cho hòa bình và ổn định trong khu vực.

Giữa vô số chủ đề sẽ được giải quyết trong những ngày tới, các nhà phân tích đã chỉ ra ít nhất 3 vấn đề cốt yếu bao gồm khủng hoảng Myanmar, tiến trình đạt được COC ở Biển Đông và mở rộng tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Hơn 2 năm kể từ khi Myanmar xảy ra vấn đề, ASEAN đã nỗ lực thúc đẩy sáng kiến hòa bình, Đồng thuận Năm điểm (5PC), kêu gọi chấm dứt bạo lực, thúc đẩy đối thoại giữa các bên xung đột… Trong khi đó, các cuộc đàm phán COC vẫn kéo dài hàng thập kỷ dù chưa đạt được nhiều tiến triển.

“Có rất nhiều sự phát triển thú vị đang diễn ra trong khu vực. Tất cả đều kêu gọi một ASEAN linh hoạt hơn, một ASEAN trưởng thành hơn và có khả năng tiến lên phía trước”, Dewi Fortuna Anwa, nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế cấp cao tại Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới Quốc gia (BRIN) tại Indonesia nhận định.

Theo đó, đây chính là cơ hội để Indonesia, với tư cách là chủ tịch can đảm từ bỏ và chuyển từ mô hình nắm giữ sang mô hình giải quyết vấn đề.

Hạnh Nhi

(Tổng hợp và lược dịch từ CNA, Straitstimes & Jakarta Post)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
Cảnh báo lập giả trang mạng xã hội để kêu gọi từ thiện

Ngày 11/4, cơ quan chức năng huyện Quảng Điền phát đi thông tin cảnh báo: Có một số kẻ xấu lập giả các trang mạng xã hội (MXH) tương tự các trang đã có từ lâu của tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện để kêu gọi từ thiện nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cảnh báo lập giả trang mạng xã hội để kêu gọi từ thiện
Return to top