Thế giới

Khả năng tiếp cận dinh dưỡng lành mạnh của người dân châu Á – Thái Bình Dương bị tác động do COVID-19

ClockThứ Sáu, 29/01/2021 15:11
TTH.VN - Tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 đối với khu vực đông dân nhất thế giới đang đe dọa khả năng tiếp cận dinh dưỡng lành mạnh của gần 2 tỷ người ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có cả Campuchia.

Tận dụng đổi mới, hợp tác để củng cố an ninh lương thực châu Á - Thái Bình DươngThêm gần 7 triệu trẻ em bị còi cọc do cuộc khủng hoảng từ COVID-19Indonesia có tỷ lệ trẻ em tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giớiChâu Phi thống trị Top 10 cuộc khủng hoảng bị lãng quên năm 2020WHO: 1/3 các nước nghèo phải đối mặt với thiếu dinh dưỡng và béo phì

Hơn 350 triệu người ở châu Á - Thái Bình Dương bị suy dinh dưỡng vào năm 2019. Ảnh minh họa: AP/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Đây là kết luận của một báo cáo vừa được Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố.

Theo đó, bản báo cáo cho thấy rằng 1,9 tỷ người đã không thể tự cung cấp một chế độ ăn lành mạnh trước sự bùng phát của đại dịch COVID-19, tình trạng đã và đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn bởi sự tàn phá của đại dịch gây ra cho các nền kinh tế và sinh kế của nhiều cá nhân.

Dữ liệu bổ sung được thu thập thông qua “Đánh giá của Liên Hiệp Quốc về tác động lên kinh tế - xã hội gây nên bởi COVID-19 ở Campuchia” chỉ ra rằng mặc dù khả năng tiếp cận với lương thực không bị ảnh hưởng hoàn toàn, song nhiều người do hoàn cảnh kinh tế đã bị buộc phải áp dụng các chiến lược đối phó bao gồm vay mượn thức ăn, giảm lượng thực phẩm nạp vào cơ thể và tìm đến các phương án như lựa chon thức ăn giá rẻ hơn. Những phát hiện lần đầu tiên được công bố vào ngày 29/1 cho thấy hơn ½ số hộ gia đình ở Campuchia đã phải cắt giảm cả lượng và chất lượng thức ăn.

Trong giai đoạn đầu năm 2020, giá lương thực ở Phnom Penh tăng cao, đặc biệt là đối với các sản phẩm như thịt, trứng và cá. Bên cạnh đó, giá mua các loại rau quả sạch ở các chợ địa phương cũng tăng. Mặc dù sau đó, giá cá lương thực, thực phẩm đã được bình ổn, song nhiều nhà vẫn cắt giảm lượng thức ăn và mức độ đa dạng của các loại thực phẩm quan trọng như các sản phẩm giàu protein, vitamin A và sắt. Những tác động để lại đối với sức khỏe có thể nói là đáng lo nhất đối với những thành viên dễ chịu tổn thương hơn trong các gia đình, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em. Trong giai đoạn khảo sát, tình hình ngày một phức tạp lên. Cụ thể, vào tháng 8/2020, 30% khẩu phần ăn của phụ nữ không đạt được sự đa dạng tối thiểu. Tỷ lệ này tính đến tháng 11 tăng lên đến 50%.

Các hộ gia đình ở Campuchia cũng áp dụng nhiều phương án tiết kiệm hơn, chẳng hạn như giảm thiểu chi tiêu thiết yếu giành cho giáo dục và y tế, bán tài sản sản xuất được và chuyển đến các tỉnh khác để tìm việc làm.

Theo khu vực, hơn 350 triệu người ở châu Á – Thái Bình Dương bị suy dinh dưỡng vào năm 2019, chiếm ½ tổng số lượng ghi nhận trên toàn cầu. Trong đó ước tính có khoảng 74,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (quá thấp so với độ tuổi) và 31,5 triệu trẻ em bị gầy còm (quá gầy so với chiều cao). Phần lớn những trẻ em này sống ở Nam Á.

Được biết, Campuchia là một trong số những nước có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất trong khu vực, với 32% trẻ em dưới 5 tuổi được xác định là thấp còi và 10% được xác định là gầy còm. UNICEF Campuchia cam kết sẽ làm việc với tất cả các đối tác để hiện thực hóa các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về Anh ninh Lương thực và Dinh dưỡng để tất cả trẻ em đều được cải thiện chế độ dinh dưỡng và có một khởi đầu tốt hơn trong cuộc sống.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Nhà giáo Thế giới (5/10):
Đã đến lúc cải cách khủng hoảng giáo dục hiện nay

Từ lễ Wai kru ở Thái Lan đến các sự kiện tri ân ở Lào và Campuchia, tất cả các nước ASEAN đều dành riêng một ngày đặc biệt để học sinh vinh danh giáo viên bằng hoa, điệu múa truyền thống và cử chỉ tôn trọng.

Đã đến lúc cải cách khủng hoảng giáo dục hiện nay
Return to top