Thế giới

Khai mạc Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 144

ClockThứ Hai, 21/03/2022 09:25
Tối 20/3, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) lần thứ 144 và các cuộc họp liên quan đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Nusa Dua trên đảo Bali của Indonesia, với sự tham dự của các đại biểu đến từ 132 quốc gia, trong đó có 68 Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội.

Hệ thống lương thực là chìa khóa cho sự tồn tại chung của chúng taIPCC: Đông Nam Á nằm trong số các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậuCần thích ứng với biến đổi khí hậu “đang diễn ra trên khắp thế giới”38% lượng khí thải toàn cầu là từ xây dựng, vận hành các tòa nhàNhiều lợi ích từ đầu tư đô thị xanh

Tổng thống Indonesia Joko Widodo phát biểu tại lê khai mạc IPU-144. (Nguồn: nasional.kompas.com)

Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà làm Trưởng đoàn sẽ tham dự các phiên họp toàn thể, hội thảo, thảo luận, cũng như các hoạt động khác trong khuôn khổ IPU-144 với chủ đề “Hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 - Vận động Nghị viện hành động chống biến đổi khí hậu.”

Phát biểu khai mạc IPU-144, Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) đã điểm lại những thách thức mà cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt, cho rằng biến đổi khí hậu là “thách thức khủng khiếp” nếu chính phủ và quốc hội các nước không kịp thời có các chính sách để giải quyết.

Nhà lãnh đạo này nhấn mạnh rằng việc ngăn chặn biến đổi khí hậu rất khó khăn, ví dụ trong quá trình chuyển đổi năng lượng từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng mới và tái tạo.

Trong khi đó, các cuộc đàm phán khí hậu thường được thảo luận ở cấp độ toàn cầu, song chưa có hành động thực sự.

Do vậy, người đứng đầu nhà nước Indonesia cho rằng thế giới cần hành động để huy động các nguồn tài chính khí hậu, đầu tư vào năng lượng mới và tái tạo, và chuyển giao năng lượng.

Trên tinh thần đó, Tổng thống Jokowi bày tỏ hy vọng tất cả nghị viện các nước thành viên IPU có thể huy động cùng với chính phủ để đưa ra một quyết định, một hành động thực sự và cụ thể để có thể triển khai trên thực địa.

Diễn ra từ ngày 20-24/3, IPU-144 sẽ xem xét các hành động cần thiết của Nghị viện nhằm giảm thiểu tác động của tình trạng khẩn cấp về khí hậu và thực thi Thỏa thuận Paris, tận dụng giai đoạn phục hồi COVID-19 để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh, đồng thời đảm bảo giải quyết nhu cầu của các nhóm dân cư có nguy cơ cao như phụ nữ và thanh niên.

Các đại biểu cũng sẽ tập trung thảo luận các vấn đề hòa bình và an ninh thế giới và dự kiến thông qua một nghị quyết mang tính bước ngoặt về chủ đề “Suy nghĩ lại và tái điều chỉnh cách tiếp cận các tiến trình hòa bình nhằm thúc đẩy hòa bình lâu dài,” trong đó tái khẳng định nguyên tắc đối thoại cốt lõi của IPU nhằm giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Được thành lập năm 1889 với trụ sở chính đặt tại Thụy Sĩ, IPU là một trong những tổ chức đa phương lâu đời nhất thế giới.

Hiện IPU quy tụ 178 quốc hội thành viên và 14 tổ chức nghị viện khu vực với sứ mệnh thúc đẩy dân chủ và giúp các nghị viện trở nên mạnh mẽ hơn, trẻ hơn, cân bằng giới tính và đa dạng hơn.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Return to top