Thế giới

Kháng kháng sinh - Đại dịch thầm lặng bị biến đổi khí hậu làm trầm trọng hơn

ClockThứ Ba, 21/11/2023 11:33
TTH.VN - Kháng kháng sinh đã được công nhận là một trong những mối đe dọa sức khoẻ cộng đồng hàng đầu mà nhân loại phải đối mặt ngày nay. Các chuyên gia lo ngại rằng một thế giới ấm lên đang khiến việc ngăn chặn sự lây lan ngấm ngầm của siêu vi khuẩn kháng thuốc trở nên khó khăn hơn.

Liên Hiệp quốc khẳng định không có bằng chứng Ukraine sở hữu vũ khí sinh họcTest nhanh đường mũi có thể không phát hiện sớm biến thể OmicronThái Lan sẽ xét nghiệm học sinh ngẫu nhiên khi mở cửa lại trường họcWHO khuyến nghị sử dụng liệu pháp “hỗn hợp kháng thể” trong điều trị COVID-19Chuyên gia Australia: Xà phòng diệt khuẩn đang tạo ra siêu vi khuẩn kháng kháng sinh

 Kháng kháng sinh, vấn nạn mà mọi quốc gia đều phải nỗ lực giải quyết càng sớm càng tốt. Ảnh minh họa: Báo Điện tử Chính phủ

Đại dịch thầm lặng

Kháng kháng sinh (AMR), được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi là “đại dịch thầm lặng”, là một cuộc khủng hoảng sức khoẻ toàn cầu thường bị bỏ qua và đang gia tăng.

Trước đây, WHO đã tuyên bố AMR là một trong 10 mối đe dọa toàn cầu hàng đầu đối với sức khoẻ con người và ước tính có khoảng 1,3 triệu người tử vong mỗi năm do mầm bệnh kháng thuốc.

Con số này được cho là đang trên đà “tăng vọt” mà không có hành động khẩn cấp, dẫn đến chi phí y tế công cộng, kinh tế và xã hội cao hơn, đồng thời đẩy nhiều người vào tình trạng nghèo đói, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp.

Thuốc kháng sinh là những loại thuốc dùng để ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng ở người và động vật. Tuy nhiên, việc lạm dụng chúng được biết đến là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng AMR.

AMR xảy ra khi các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng phát triển khả năng tồn tại hoặc thậm chí phát triển bất chấp sự hiện diện của các loại thuốc được sản xuất để tiêu diệt chúng.

Mới đây, nghiên cứu đã chỉ ra rằng biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng AMR theo nhiều cách.

Tina Joshi, phó giáo sư vi sinh phân tử tại Đại học Plymouth, Vương quốc Anh cho hay: “Biến đổi khí hậu về bản chất là quan trọng và vấn đề là nhiệt độ ngày càng tăng thì càng có nhiều bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền, bao gồm cả vi khuẩn AMR. Vi khuẩn AMR được biến đến như một đại dịch thầm lặng. Lý do được gọi là “thầm lặng” là bởi không ai biết về nó và thật đáng buồn khi nói rằng, dường như mọi người “không ai quan tâm về nó”.

Mạng lưới chẩn đoán “hoàn toàn bị hỏng”

Một báo cáo do Chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc (UNEP) công bố vào đầu năm nay, với tựa đề “Nỗ lực chống lại siêu vi khuẩn” đã minh hoạ vai trò của khủng hoảng khí hậu và các yếu tố môi trường khác trong sự phát triển, lây lan và lây truyền AMR.

Chúng bao gồm nhiệt độ cao hơn, có liên quan đến tốc độ lan truyền gen kháng kháng sinh giữa các vi sinh vật, sự xuất hiện của AMR do sự xuất hiện liên tục của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và ô nhiễm gia tăng tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng phát triển khả năng kháng thuốc.

Đầu tháng này, các nhà khoa học đã thông tin rằng nhiệt độ toàn cầu tăng kỷ lục một cách bất thường có nghĩa là năm 2023 “gần như chắc chắn” sẽ là năm ấm nhất từng được ghi nhận. Nắng nóng cực độ được thúc đẩy bởi cuộc khủng hoảng khí hậu, khiến thời tiết khắc nghiệt xảy ra thường xuyên hơn và dữ dội hơn.

Robb Butler, Giám đốc bộ phận bệnh truyền nhiễm, môi trường và sức khoẻ tại WHO châu Âu đã mô tả AMR là “thách thức sức khoẻ toàn cầu cực kỳ cấp bách”.

Đó là một gánh nặng y tế rất lớn và khiến các quốc gia thành viên EU phải trả khoảng 1,5 tỷ Euro (tương đương với khoảng 1,6 tỷ USD) mỗi năm cho chi phí y tế, cũng như mất năng suất. Vì vậy, đó là một thách thức phi thường.

Trước tình hình này, Giám đốc Robb Butler hi vọng hội nghị khí hậu COP28 sắp tới diễn ra tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có thể cung cấp nền tảng để các nhà hoạch định chính sách quốc tế bắt đầu nhận ra mối liên hệ giữa khủng hoảng khí hậu và AMR.

“Chúng ta đã nghe mọi người nói về đại dịch thầm lặng này. Nhưng chúng ta không nên im lặng, chúng ta cần “ồn ào” hơn về điều này.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top