Thế giới

Khoảng cách giữa các nước hoà bình nhất và ít hoà bình nhất đang gia tăng.

ClockThứ Bảy, 01/07/2023 15:22
TTH.VN - Theo báo cáo của Viện Kinh tế và Hoà Bình (IEP), Singapore được xếp hạng là quốc gia yên bình thứ 6 trên thế giới và cũng là quốc gia châu Á có thứ hạng cao nhất.

Dòng sông băng đầu tiên của Iceland biến mất do biến đổi khí hậuWHO: Bệnh răng miệng ảnh hưởng đến hơn 800 triệu người ở Tây Thái Bình DươngFiji đánh giá cao vai trò, vị thế và uy tín của Việt NamASEAN – Thiên đường cho sự ổn định trong bối cảnh toàn cầu bất ổnThúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ ở Châu Á - Thái Bình Dương

leftcenterrightdel
 Iceland tiếp tục giữ vững danh hiệu là quốc gia yên bình nhất thế giới kể từ năm 2008. Ảnh minh hoạ: World Atlats/Báo Tin tức

Theo đó, Singapore đã thăng 4 hạng trong Chỉ số Hoà bình Toàn cầu được công bố mới đây, tức từ vị thứ 10 của bảng chỉ số năm 2022.

Hầu hết các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương đều ở tốp giữa trên bảng xếp hạng.

Iceland vẫn là quốc gia hoà bình nhất

Ông Michael Collins, Giám đốc điều hành IEP khu vực châu Mỹ cho biết: “Chỉ số Hoà bình Toàn cầu cung cấp thông tin tổng quan về vị trí của chúng ta và chắc chắn chỉ số này cho biết các xu hướng đang diễn ra hoặc chúng đến từ đâu. Những gì chúng tôi thật sự muốn đạt được là những yếu tố cơ bản tạo ra và duy trì hoà bình”.

Viện IEP đã dựa vào những thống kê và phân tích để hiểu rõ hơn về thái độ, thể chế và cấu trúc cơ bản đang tạo ra và duy trì hoà bình trên thế giới.

Chỉ số này hiện đang ở phiên bản thứ 17, xếp hạng 163 quốc gia và vùng lãnh thổ độc lập theo mức độ yên bình của mỗi nước.

Icenland vẫn là quốc gia hoà bình nhất thế giới, một vị trí mà nước này đã nắm giữ và duy trì tốt kể từ năm 2008.

Các nước khác cũng lọt vào top 10 bao gồm Đan Mạch, Ireland, New Zealand, Áo, Bồ Đào Nha, Slovenia, Nhật Bản và Thuỵ Sĩ.

Afghanistan là quốc gia kém hoà bình nhất thế giới trong năm thứ 8 liên tiếp, theo sau đó là Yemen, Syria, Nam Sudan và Cộng hoà Dân chủ Congo.

Theo báo cáo, thế giới đã trở nên ít yên bình hơn trong thập kỷ qua. Riêng trong năm qua, 84 quốc gia ghi nhận có sự cải thiện về mức độ hoà bình, yêu bình, trong khi 79 nước ghi nhận tình trạng hoà bình suy giảm.

Trong lúc xung đột đang diễn ra ở Ukraine có tác động đáng kể đến hoà bình toàn cầu, cường độ xung đột đã và đang gia tăng trên khắp thế giới, ngay cả trước khi nó bắt đầu.

Ông Collins cho biết, tình hình xung đột ở những quốc gia như Ukraine, Ethiopia và Myanmar, tất cả đều góp phần vào sự gia tăng này.

Được biết trong chỉ số mới nhất, Ukraine và Nga lần lượt ghi nhận mức độ suy giảm hoà bình lớn nhất và lớn thứ năm. Cả hai hiện đang được xếp hạng trong số 10 quốc gia kém hoà bình nhất thế giới.

Haiti, Mali và Israel là những quốc gia khác cũng nằm trong số các nước suy thoái lớn về tình hình hoà bình.

Theo nhận định của các chuyên gia, xung đột ở Ukraine sẽ tiếp tục gây nên tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Xét về tác động lâu dài của xung đột, có thể còn rất nhiều thời gian để thích ứng với các yếu tố liên quan đến an ninh lương thực và sự sẵn có của phân bón, ngũ cốc.

Chỉ số Hoà bình Toàn cầu sử dụng 23 chỉ số từ nhiều nguồn khác nhau và đo lường tình trạng hoà bình trên 3 lĩnh vực, bao gồm mức độ an toàn và an ninh xã hội, mức độ xung đột trong nước và quốc tế đang diễn ra và mức độ quân sự hoá.

Khoảng cách ngày càng lớn giữa các quốc gia Hoà Bình Nhất và Ít Hoà Bình Nhất

Ông Collins cho biết, khoảng cách giữa các quốc gia hoà bình nhất và ít hoà bình nhất trên thế giới tiếp tục gia tăng.

Cụ thể, 25 nước hoà bình nhất thế giới đang trở nên hoà bình hơn, trong khi tình hình tại 25 nước kém hoà bình nhất đã xấu đi đáng kể.

Trước tình hình như hiện nay, nhu cầu cấp thiết là thiết lập “một phản ứng mang tính hệ thống” để xây dựng hoà bình, khi xung đột gia tăng ở một số khu vực trên thế giới.

“Khoảng cách giữa các quốc gia hoà bình nhất và kém hoà bình nhất đang tiếp tục gia tăng và mặc dù nhiều biện pháp quân sự hoá đã được cải thiện trong 15 năm qua, nhưng sự phổ biến của các công nghệ quân sự tiên tiến rẻ hơn, cạnh tranh địa chính trị ngày càng tăng và sự bất ổn chính trị tiềm ẩn ở nhiều quốc gia có nghĩa là sự suy thoái tiếp tục của hoà bình toàn cầu dường như có thể xảy ra”, các chuyên gia nhấn mạnh.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine

Khi phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) sắp kết thúc vào tuần trước, Trung Quốc và Brazil đã tổ chức một cuộc họp bên lề với sự tham dự của 17 thành viên. Mục đích của cuộc họp kín ngày 27/9 là tập hợp sự ủng hộ cho kế hoạch hòa bình về xung đột Ukraine.

Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine
Return to top