Thế giới

Kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương phục hồi không đồng đều

ClockThứ Sáu, 26/03/2021 20:51
TTH - Trong bản cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương mới nhất, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, việc ngăn chặn thành công đại dịch COVID-19 ở một số quốc gia Đông Á - Thái Bình Dương sẽ hỗ trợ cho sự phục hồi của hoạt động kinh tế trong khu vực.

Ngoại trưởng Nhật Bản sắp có chuyến công du một tuần tới Đông Nam Á

Các container hàng hóa tại một cảng biển ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh minh họa: THX/ TTXVN

Tuy nhiên, bản cập nhật được công bố ngày 26/3 cũng cảnh báo, tình trạng lây nhiễm kéo dài ở những quốc gia khác sẽ là lực cản đối với sự tăng trưởng, cho đến khi vaccine được triển khai rộng rãi hơn.

Trả lời phỏng vấn Tờ The Straits Times, ông Aaditya Mattoo, chuyên gia kinh tế trưởng của WB khu vực Đông Á - Thái Bình Dương cho rằng: “Các nền kinh tế của khu vực đã bắt đầu phục hồi trở lại, nhưng chúng tôi nhận thấy sự phục hồi 3 tốc độ”.

Đầu tiên, chỉ có Trung Quốc và Việt Nam phục hồi và đang chứng kiến ​​sự phục hồi có ý nghĩa. Họ đã trở lại vị trí trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, và đang trên con đường tăng trưởng nhanh chóng. Trong khi đó, các nền kinh tế lớn khác trong khu vực đã có ​​sự phục hồi, nhưng không thực sự là phục hồi. Sản lượng vẫn thấp hơn khoảng 5% so với mức trước đại dịch, và sức tăng trưởng sẽ kém ấn tượng hơn, bởi họ phải hứng chịu những “vết sẹo” sâu hơn. Tồi tệ nhất là các nền kinh tế đảo nhỏ như Fiji, Palau, và Vanuatu, nơi không chứng kiến sự phục hồi.

Trong năm 2021, Trung Quốc và Việt Nam được dự báo ​​sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 8,1%, và 6,6%. Phần còn lại của khu vực sẽ tăng trưởng trung bình khoảng 4,4%, hay chậm hơn khoảng 0,4 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng trước khi cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu xảy ra.

Bên cạnh đó, ông Aaditya Mattoo lưu ý: “Chúng tôi không nhìn thấy loại hình hợp tác quốc tế giúp thoát khỏi đại dịch này lâu dài. Trừ khi chúng ta ưu tiên tiêm chủng ở những nơi có sự lây nhiễm, những loại biến thể mới này có thể làm xói mòn rất nhanh chóng bất cứ tiến bộ nào mà chúng ta đang đạt được”.

Cũng theo chuyên gia kinh tế trưởng của WB, dấu hiệu tích cực lớn là hiện nay chúng ta đã có vaccine, và chúng mang lại hy vọng ngăn chặn dịch bệnh. Mặt tích cực thứ 2 là sự tăng tốc về công nghệ, đó là khả năng tiếp cận đến mọi người, những người nghèo, và tất cả mọi người. Thứ ba là sự thay đổi trong môi trường quốc tế theo hướng ủng hộ hành động tập thể lớn hơn.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Straits Times& Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top