Thế giới

LHQ: Cần hành động lập tức để ngăn chặn xung đột Israel-Hamas lan rộng

ClockThứ Sáu, 13/10/2023 06:29
TTH - Ngày 11/10, Tổng thư ký LHQ António Guterres bày tỏ quan ngại sâu sắc về cuộc xung đột Israel-Hamas leo thang ở Dải Gaza, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn bạo lực lan rộng hơn nữa.

LHQ đề xuất ngân sách 3,3 tỷ USD cho năm 2024Đại hội đồng LHQ thông qua tuyên bố đẩy nhanh các Mục tiêu Phát triển Bền vữngHội đồng Bảo an LHQ tổ chức họp về các mối đe dọa tiềm ẩn của AI đối với hòa bình toàn cầu

 Những tòa nhà bị phá hủy sau trận oanh kích tại Dải Gaza ngày 10/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Phát biểu tại trụ sở LHQ ở New York, người đứng đầu LHQ đã đưa ra cảnh báo về các cuộc đụng độ dọc theo Ranh giới Xanh (đường ranh giới giữa Israel và lực lượng Hezbollah tại Lebanon), cũng như những vụ tấn công gần đây từ miền Nam Lebanon.

“Tôi kêu gọi tất cả các bên - và những người có ảnh hưởng đối với các bên đó - tránh làm xung đột leo thang và lan rộng hơn nữa”, Tổng thư ký Guterres nêu rõ.

Tiếp cận nhân đạo là rất cần thiết

Người đứng đầu LHQ nhấn mạnh rằng các cơ sở, bệnh viện, trường học và phòng khám của LHQ “không bao giờ được trở thành mục tiêu”, đồng thời khẳng định tính cấp bách của việc tiếp cận nhân đạo tới khu vực này.

“Các nguồn cung nhu yếu phẩm - bao gồm nhiên liệu, thực phẩm và nước - phải được phép vào Gaza. Chúng ta cần tiếp cận nhân đạo nhanh chóng và không bị cản trở ngay bây giờ”, ông cho hay.

Tổng thư ký cũng nhắc lại sự cần thiết phải luôn bảo vệ dân thường, và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho toàn bộ con tin Israel đang bị lưu giữ tại Dải Gaza.

Số người thiệt mạng tăng cao

OCHA - Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ, cho biết số người thiệt mạng ở Israel do các cuộc tấn công của các nhóm vũ trang Palestine và ở Dải Gaza do các vụ đánh bom của Israel tiếp tục gia tăng, và lượng người di tản hàng loạt tăng vọt khắp khu vực.

Theo Bộ Y tế Israel, tính đến tối 10/10, hơn 1.000 người Israel, bao gồm cả công dân nước ngoài, đã thiệt mạng và ít nhất 2.806 người bị thương. Trong khi đó, ít nhất 830 người Palestine đã thiệt mạng và 4.250 người khác bị thương, thông tin từ Dải Gaza cho hay.

Được biết hơn 1/10 dân số ở Dải Gaza, tức hơn 260.000 người, đã phải di dời kể từ khi cuộc xung đột hiện nay bắt đầu vào ngày 7/10 và con số này đang tăng nhanh.

Tình thế “tàn khốc”

Trong bối cảnh tình hình bất ổn, Cơ quan LHQ cứu trợ người tị nạn Palestine ở Cận Đông (UNRWA) cho biết xung đột đã buộc 14 trung tâm phân phối nhu yếu phẩm của cơ quan này phải đóng cửa cũng như phải cắt giảm hoạt động. Khoảng 220.000 người Palestine đang tạm trú trong 92 cơ sở của UNRWA trên khắp Dải Gaza.

Đồng thời, các cơ quan khác của LHQ nhấn mạnh tính cấp thiết của các hành lang nhân đạo, cũng như các con đường an toàn và không bị cản trở cho nhân viên.

Mô tả tình hình đang trong cảnh “tàn khốc”, ông Samer Abdeljaber, Giám đốc Chương trình Lương thực thế giới (WFP) tại Palestine khẳng định tổ chức này “đang làm mọi thứ có thể để đảm bảo rằng những người cần giúp đỡ sẽ nhận được thức ăn và sự hỗ trợ mà họ cần để tồn tại”.

Ngay sau cuộc xung đột, WFP đã bắt đầu phân phối thực phẩm cho 100.000 người tại các nơi trú ẩn của UNRWA. Với mục tiêu tiếp cận hơn 800.000 người, WFP cần 17,3 triệu USD để cứu trợ ngay lập tức và 45 triệu USD để hoạt động trong 6 tháng tới.

Tiếp tục các nỗ lực chính trị

Trong khi đó, các quan chức cấp cao của LHQ, bao gồm Điều phối viên đặc biệt cho Tiến trình hòa bình Trung Đông Tor Wennesland, vẫn đang tiếp tục hợp tác với các bên trong cuộc xung đột và các bên liên quan chính.

Ông Wennesland cho biết đã tổ chức “các cuộc họp hiệu quả” với Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry và các quan chức cấp cao khác hôm 11/10 và nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu là tránh thiệt hại thêm về sinh mạng của dân thường và tạo điều kiện tiếp cận viện trợ nhân đạo cho người dân ở Dải Gaza.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Return to top