Thế giới

Liên minh châu Âu (EU) cấm xuất khẩu rác thải nhựa sang các nước nghèo

ClockThứ Năm, 24/12/2020 06:17
TTH - Sau những lo ngại về tình trạng ô nhiễm ở các nước thứ ba, Ủy viên EU về Môi trường, Đại dương và Nghề cá Virginijus Sinkevicius cho biết, các quy tắc mới sửa đổi về Quy chế Vận chuyển Chất thải của khối năm 2006 sẽ cấm hoàn toàn việc xuất khẩu nhựa chưa phân loại sang các quốc gia nghèo hơn.

Phong trào "Không rác thải" thách thức ngành đóng gói thực phẩm và văn hóa tiêu dùngTrung Quốc công bố kế hoạch cắt giảm sử dụng nhựa đến năm 2025

Phế phẩm nhựa gây nên nỗi lo cho toàn nhân loại.  Ảnh minh họa: Reuters/Báo Nhân Dân

Ủy ban châu Âu (EC) cũng cho biết, toàn bộ tiến trình xuất khẩu nhựa cũng sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Theo thông cáo báo chí, các quy định mới vẫn cho phép xuất khẩu “phế phẩm nhựa sạch được gửi đi tái chế” sang các nước không thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Song đối với chất thải nhựa chưa phân loại, mọi hành động sẽ hoàn toàn bị cấm. Việc thay đổi quy tắc là một phần quan trọng trong nỗ lực về Thỏa thuận Xanh của EU để thiết lập một nền kinh tế tuần hoàn.

Được biết, sau lệnh cấm nhập khẩu nhựa được Trung Quốc đưa ra hồi năm 2018, rác thải nhựa chuyển hướng vận chuyển đến các quốc gia châu Á khác, đơn cử như Malaysia.

Tuy nhiên, do không có, hoặc không có đủ cơ sở tái chế ở các nước này, hàng phế phẩm nhựa xuất khẩu của EU đã gây ra sự chỉ trích lớn từ các nhà môi trường – những người cho rằng phần lớn chất thải của khối đã kết thúc vòng đời ở đại dương, hoặc bị đốt.

Chính vì vậy, hành động cấm hoàn toàn việc xuất khẩu rác thải nhựa đến các nước nghèo hơn của Liên minh châu Âu (EU) chính là gửi đi thông điệp “Ở khối Liên minh châu Âu (EU), chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm về lượng rác mà chúng tôi đã tạo ra”, Ủy viên Môi trường EU Virginijus Sinkevicius nhấn mạnh.

Trong một diễn biến khác có liên quan, các quy tắc mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 cũng khống chế số lượng lô hàng nhựa của 27 nước thành viên EU. Được biết, những hình ảnh về rác thải nhựa trên các bãi biển và phế phẩm nhựa trôi nổi trên biển đã làm nổi bật tình trạng quá tải nhựa toàn cầu xuất hiện từ thế kỷ trước. Cụ thể, khoảng 6,3 tỷ tấn chất thải nhựa đã được tạo ra kể từ năm 1950, trong đó 12% đã bị đốt, chưa đến 10% được đem đi tái chế và gần 80% bị loại bỏ hoặc chôn lấp.

Chỉ riêng năm 2019 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã xuất khẩu 1,5 triệu tấn rác thải nhựa, với nguồn rác thải chủ yếu được vận chuyển sang Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như các nước châu Á khác bao gồm Malaysia và Indonesia.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Dpa International  & Dw News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông sản Việt trước yêu cầu của thị trường EU

Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với các mặt hàng cà-phê, gỗ và cao su của Việt Nam với kim ngạch hằng năm đạt gần 3 tỷ USD. Đây cũng là các mặt hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Quy định chống phá rừng (EUDR) sắp có hiệu lực thi hành. Quy định này sẽ tác động lớn đến chuỗi cung ứng hàng hóa, đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt.

Nông sản Việt trước yêu cầu của thị trường EU
EU tăng cường nỗ lực chống lại thông tin sai lệch trực tuyến

Trong bối cảnh cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) đang diễn ra trên khắp Liên minh châu Âu (EU), các quan chức cấp cao của khối cho biết việc thao túng thông tin và phát tán nội dung lừa đảo trực tuyến có thể gây ra các mối đe dọa an ninh nghiêm trọng và từ đó, kêu gọi bảo vệ quá trình bầu cử.

EU tăng cường nỗ lực chống lại thông tin sai lệch trực tuyến
EU thông qua đạo luật tăng cường sản xuất công nghệ xanh trong khối

Các chính phủ thuộc Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/5 đã chính thức thông qua một đạo luật mới, được thiết kế nhằm đảm bảo khối khu vực châu Âu sản xuất 40% các tấm pin năng lượng mặt trời, tua-bin năng lượng gió, máy bơm nhiệt và các thiết bị công nghệ sạch khác.

EU thông qua đạo luật tăng cường sản xuất công nghệ xanh trong khối
Return to top