Thế giới

Loạt nước châu Á-Thái Bình Dương sơ tán công dân trước ‘chảo lửa’ Trung Đông

ClockThứ Năm, 03/10/2024 17:13
Các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đang gấp rút sơ tán hàng nghìn công dân nước mình trong bối cảnh căng thẳng leo thang nhanh chóng ở Trung Đông.

Giá dầu tăng do xung đột leo thang ở Trung Đông

Hành khách chờ tại Sân bay Quốc tế Beirut Rafic Hariri ngày 14/4/2024. Ảnh: Anadolu 

Theo tờ Straits Times, các quan chức tại Philippines, Indonesia và Australia ngày 2/10 cho biết họ đang nỗ lực đảm bảo các chuyến bay để đưa người dân về nước khi sân bay Beirut vẫn còn hoạt động. Ngoài ra, Hàn Quốc đã triển khai một máy bay quân sự để đẩy nhanh việc đưa công dân về nước.

Các kế hoạch sơ tán đang được tiến hành khi các cuộc đụng độ giữa Israel và Iran ngày càng gia tăng, cũng như giao tranh giữa Israel với các lực lượng dân quân Hezbollah và Hamas. Ngày 3/10, ít nhất 6 người thiệt mạng sau khi Israel ném bom trung tâm Beirut.

Chính phủ Philippines đang thuê các chuyến bay cho hơn 1.200 trong số 11.000 người Philippines đang ở Liban tìm cách hồi hương. Nhưng quá trình về nước đã bị trì hoãn do việc cấp phép xuất cảnh muộn và chuyến bay bị hủy do các vụ nổ ở Liban. Thứ trưởng Bộ Lao động Nhập cư Bernard Olalia cho hay trong trường hợp sân bay Beirut đóng cửa, chính phủ sẽ xem xét các phương án sơ tán khác qua đường biển và đường bộ qua Damascus (Syria).

Tính đến thời điểm hiện tại, chính phủ Philippines đã sơ tán khoảng 430 lao động nhập cư và 28 người phụ thuộc trong gia đình họ khỏi Liban. Những người về nước sẽ nhận được hỗ trợ tiền mặt từ chính phủ, trong khi một kế hoạch dự phòng đã được đặt ra để đảm bảo an toàn cho những người Philippines ở lại Liban.

Sau đợt tấn công bằng tên lửa của Iran nhằm vào Israel ngày 1/10, các hãng hàng không liền ngay lập tức chuyển hướng hoặc hủy các chuyến bay. Một số hãng hàng không cho biết họ sẽ không tiếp tục hoạt động tới Israel và Liban cho đến ít nhất là giữa tháng 10.

Indonesia cũng bắt đầu sơ tán công dân nước mình khỏi Liban. Đại sứ quán Indonesia ở Beirut cho đến nay đã tạo điều kiện cho ít nhất 25 người Indonesia trở về kể từ tháng 8. Ông Rolliansyah Soemirat, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao, ngày 2/10 cho biết một số đại sứ quán của quần đảo này ở Trung Đông đang hợp tác để đảm bảo người Indonesia có thể được sơ tán an toàn.

“Các đại sứ quán Indonesia cũng đang duy trì liên lạc với mọi người Indonesia ở khu vực tương ứng”, ông Soemirat nói.

Truyền thông Indonesia dẫn lời Giám đốc Cơ quan Bảo vệ Công dân và Pháp nhân Indonesia của Bộ Ngoại giao Judha Nugraha, đưa tin hiện còn 159 công dân nước này ở Liban và một số người trong số họ đã lựa chọn ở lại.

Ngoài ra còn có khoảng 1.000 binh sĩ Indonesia đóng quân tại Liban như một phần của Lực lượng lâm thời của Liên hợp quốc. Tư lệnh quân đội Indonesia, Tướng Agus Subiyanto, ngày 2/10 cho biết các binh sĩ ở đó vẫn đang ổn định.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói rằng sự an toàn của người Indonesia ở Liban phải được ưu tiên và việc sơ tán phải được thực hiện “ngay lập tức”.

Tại Hàn Quốc, Tổng thống Yoon Sek-yeol cho biết chính phủ đã điều động một máy bay quân sự để sơ tán công dân khỏi Trung Đông. Trong một tuyên bố ngày 3/10, nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế để “nhanh chóng khôi phục sự ổn định” trong khu vực.

Đây không phải là lần đầu tiên Hàn Quốc triển khai máy bay quân sự để sơ tán công dân khỏi vùng xung đột. Vào tháng 10/2023, Hàn Quốc đã sử dụng máy bay quân sự để sơ tán công dân ở Israel cũng như công dân của nước này khỏi Sudan 6 tháng sau đó.

Tại Australia, Ngoại trưởng Penny Wong cho hay 1.700 công dân và người thân trong gia đình trong tổng số 15.000 công dân Australia sống ở Liban đã bày tỏ mong muốn trở về nước. Canberra đã đảm bảo được 580 chỗ trên các chuyến bay khởi hành vào ngày 3 và 5/10.

Theo baotintuc.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Giá dầu tăng do xung đột leo thang ở Trung Đông

Giá dầu vào ngày 2/10 đã tăng do lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể biến thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn, và làm gián đoạn nguồn cung dầu từ khu vực sản xuất chính.

Giá dầu tăng do xung đột leo thang ở Trung Đông
ASEAN và Trung Đông: Làm sâu sắc thêm mối quan hệ để mở ra cơ hội kinh tế và thương mại

Tạp chí The Business Times ngày 29/7 đăng tải bài viết của bà Yun Liu, nhà kinh tế học về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Ngân hàng HSBC cho hay, vào thời điểm bất ổn thương mại gia tăng, đa dạng hóa kinh tế đã trở thành chủ đề hàng đầu. Trong bối cảnh này, hành lang ASEAN - Trung Đông đang trở nên nổi bật khi hai khu vực này có tiềm năng kinh tế và kết nối, triển vọng tăng trưởng vững chắc và nhân khẩu học thuận lợi.

ASEAN và Trung Đông Làm sâu sắc thêm mối quan hệ để mở ra cơ hội kinh tế và thương mại
Du lịch hạng sang thúc đẩy tăng trưởng du lịch châu Á-Thái Bình Dương

Lữ hành và du lịch ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang trải qua giai đoạn phục hồi ấn tượng và đang tiến gần hơn đến mức trước đại dịch. Khu vực này cung cấp nhiều lựa chọn và trải nghiệm du lịch đa dạng, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm đến được săn đón nhiều nhất và là động lực chính cho tăng trưởng du lịch toàn cầu.

Du lịch hạng sang thúc đẩy tăng trưởng du lịch châu Á-Thái Bình Dương
Return to top