Thế giới

Thụy Sĩ sẽ bỏ phiếu loại bỏ hoàn toàn thuốc trừ sâu

ClockThứ Hai, 07/06/2021 15:24
TTH.VN - Dựa theo kết quả của cuộc trưng cầu dân ý dự kiến diễn ra vào ngày 13/6 tới, Thụy Sĩ có thể trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu cấm thuốc trừ sâu tổng hợp - điều mà người ủng hộ sáng kiến hy vọng sẽ kích hoạt những lệnh cấm tương tự ở nhiều quốc gia khác.

Hành khách từ Đông Nam Á đến Singapore sẽ phải tự cách lyThụy Sĩ là nơi tốt nhất trên thế giới để sống và làm việcLãnh đạo thế giới họp mặt tại Thụy Sĩ nhân 100 năm ngày thành lập ILOPhương tiện bay không người lái giúp hồi sinh ngành nông nghiệpTìm thấy trứng nhiễm thuốc trừ sâu ở 40 quốc gia

Nếu sáng kiến cấm thuốc trừ sâu được thông qua, Thụy Sĩ sẽ là tấm gương cho phần còn lại của thế giới. Ảnh minh họa: Dân Trí

Được biết hiện trên toàn cầu, chỉ có Bhutan áp dụng lệnh cấm hoàn toàn thuốc trừ sâu tổng hợp.

Những người ủng hộ lệnh cấm này cho biết, các sản phẩm nhân tạo gây ra những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng và làm giảm đa dạng sinh học. Phản biện về nhận định này, các nhà sản xuất cho biết thuốc trừ sâu của họ đã được kiểm tra và quản lý chất lượng nghiêm ngặt, có thể được sử dụng một cách an toàn và năng suất cây trồng có thể bị sụt giảm nếu không có các sản phẩm này.

Trong một thông tin có liên quan, một sáng kiến khác cũng có thể sẽ được đưa ra bình chọn cùng ngày nhằm mục đích cải thiện chất lượng nước và thực phẩm của Thụy Sĩ bằng cách ngừng trợ cấp trực tiếp cho những người nông dân có sử dụng thuốc trừ sâu và kháng sinh nhân tạo trong chăn nuôi. Hiện Thụy Sĩ đang chứng kiến hai luồng ý kiến trái chiều về các sáng kiến trong bối cảnh các cuộc bỏ phiếu đã gần kề. Một cuộc thăm dò cử tri được thực hiện gần đây bởi Tamedia cho thấy, 48% cử tri ủng hộ sáng kiến về nước uống và 49% ủng hộ lệnh cấm thuốc trừ sâu.

Nhà sản xuất rượu vang Thụy Sĩ Roland Lenz cho biết, nếu được thông qua, các đề xuất này sẽ cho phép nông dân có 10 năm để thực hiện chuyển đổi, từ đó giúp Thụy Sĩ trở thành quốc gia tiên phong trong lĩnh vực thực phẩm hữu cơ và là tấm gương cho phần còn lại của thế giới. Với việc bỏ phiếu cho cả hai sáng kiến, cuối cùng Thụy Sĩ sẽ chuyển từ thời đại hóa học sang thời đại hữu cơ.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG CẤP CAO TOÀN CẦU LẦN THỨ 4 VỀ AMR:
Các sáng kiến về kháng thuốc trở thành tâm điểm

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng toàn cầu cấp bách về tình trạng kháng thuốc kháng sinh (AMR), các sáng kiến về kháng thuốc một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý, khi các bên liên quan nhóm họp tại Hội nghị Bộ trưởng cấp cao toàn cầu lần thứ 4 về AMR.

Các sáng kiến về kháng thuốc trở thành tâm điểm
Thụy Sĩ là nền kinh tế có sức cạnh tranh nhân tài cao nhất thế giới

Trong năm thứ 11 liên tiếp, Thụy Sĩ tiếp tục đứng đầu danh sách, trở thành nền kinh tế có sức cạnh tranh lớn nhất thế giới trong việc thu hút nhân tài, cho thấy nguồn nhân tài mạnh mẽ và ổn định của nền kinh tế này bất chấp bối cảnh việc làm toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, theo Bảng xếp hạng Nhân tài thế giới IMD năm 2024.

Thụy Sĩ là nền kinh tế có sức cạnh tranh nhân tài cao nhất thế giới
Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang đi chệch hướng trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đã được thống nhất trong năm 2015, chẳng hạn như giải quyết tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường...Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu này được cho là do sự thiếu hụt nguồn tài trợ, căng thẳng địa chính trị và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói
Return to top