Thế giới

Muôn kiểu khẩu trang handmade của các nước để chống dịch COVID-19

ClockChủ Nhật, 26/04/2020 14:46
TTH.VN - Trong bối cảnh thiếu hụt khẩu trang nghiêm trọng trên toàn cầu, mọi người trên khắp thế giới đã và đang tìm ra nhiều cách làm mới lạ để sáng tạo khẩu trang, tự bảo vệ bản thân và người xung quanh khỏi nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Anh yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộcTruyền thông Đức đánh giá cao Việt Nam hỗ trợ châu Âu chống dịchWHO yêu cầu tối ưu hóa việc phân phối khẩu trang để chống dịch COVID-19Vietnam Airlines vận chuyển trang thiết bị y tế của Chính phủ Việt Nam viện trợ Lào và CampuchiaNhãn hàng thời trang Chanel sản xuất khẩu trang chống dịch COVID-19

Khẩu trang tái chế từ chai nhựa được người dân Trung Quốc sử dụng để phòng tránh lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Ảnh minh họa: Reuters/Vnexpress

Mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết chỉ những người có triệu chứng, hoặc người chăm sóc, theo dõi bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 mới cần đeo khẩu trang, một số quốc gia bao gồm cả Israel và Cộng hòa Séc đã bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang trong một số trường hợp nhất định.

Hiện các nhà máy đang nỗ lực tăng năng suất sản xuất khẩu trang lên gấp 120 lần để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc nhận định rằng sẽ rất khó khăn và tốn kém để sản xuất khẩu trang. Do sự thiếu hụt trầm trọng này, giá khẩu trang bán ra cũng tăng gấp 10 lần so với trước đây.

Chính vì lý do này, mọi người đang trở nên rất sáng tạo trong việc tìm cách tự làm khẩu trang cho riêng mình. Cụ thể, cư dân Trung Quốc trên trang mạng Weibo đã đăng tải rất nhiều hình ảnh mọi người làm khẩu trang từ tã lót,... Trong khi đó, truyền thông thế giới cũng có rất nhiều bài viết về người dân Mỹ và Ấn Độ hướng dẫn cách tự làm khẩu trang tại nhà.

Đơn cử, ở Italy, nhà báo, đồng thời cũng là một dẫn chương trình nổi tiếng Barbara Palombelli vừa hướng dẫn người dân nước này làm khẩu trang từ giấy nến. Hiện cách làm sáng tạo này đã được phát sóng rộng rãi trên truyền hình Italy.

Trong khi đó, tại Anh, nhiều người dân ra đường với “khẩu trang handmade” làm từ chai nhựa. Ở Cuba và Nhật Bản, người dân cũng sáng tạo bằng cách dùng áo ngực, hoặc khăn giấy chế thành khẩu trang để sử dụng khi nguồn khẩu trang đang thiếu thốn trầm trọng ở nước này.

Tương tự như Anh, nhiều người dân Hongkong cũng chấp nhận che chắn bản thân bằng cách đội chai nhựa ra đường. Trong khi đó, tã giấy, đồ lót và túi rác là những gì người Philippines chọn để “sáng tạo” khẩu trang tạm thời.

Đặc biệt nhất, các bộ lạc, cộng đồng người dân bản địa ở Amazon, Peru – những cá nhân chưa nhận được sự trợ giúp của chính phủ đang tự bảo vệ mình bằng khẩu trang lá chuối. Cụ thể, lá chuối được hái, rửa sạch và hơ trên lửa để làm mềm, sau đó lồng vào dây để làm quai đeo. Tình hình dịch bệnh và sự thiếu thốn về vật tư y tế thậm chí còn được nhìn thấy rõ hơn khi nhiều người dân Kenya phải sử dụng rau củ, như lá bắp cải và vật liệu tái chế để làm khẩu trang.

Đan Lê (Lược dịch từ Dw & Worldmeters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thụy Sĩ là nền kinh tế có sức cạnh tranh nhân tài cao nhất thế giới

Trong năm thứ 11 liên tiếp, Thụy Sĩ tiếp tục đứng đầu danh sách, trở thành nền kinh tế có sức cạnh tranh lớn nhất thế giới trong việc thu hút nhân tài, cho thấy nguồn nhân tài mạnh mẽ và ổn định của nền kinh tế này bất chấp bối cảnh việc làm toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, theo Bảng xếp hạng Nhân tài thế giới IMD năm 2024.

Thụy Sĩ là nền kinh tế có sức cạnh tranh nhân tài cao nhất thế giới
Nhiều nước châu Á cần tăng cường tái chế để giảm ô nhiễm nhựa

Với chủ đề “Thực hiện hành động chấm dứt ô nhiễm nhựa”, diễn đàn SEA of Solutions (SoS) 2024 vừa được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào cuối tuần qua đã kêu gọi các quốc gia châu Á mới nổi, đặc biệt là ở Đông Nam Á, cần phân bổ nhiều nguồn lực hơn vào tuần hoàn nhựa để giảm ô nhiễm nhựa và đảm bảo phát triển bền vững.

Nhiều nước châu Á cần tăng cường tái chế để giảm ô nhiễm nhựa
COP29 kêu gọi tăng gấp 6 lần lượng dự trữ năng lượng toàn cầu

Chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP29) năm nay sẽ kêu gọi hơn 190 quốc gia ủng hộ mục tiêu của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) nhằm tăng gấp 6 lần khả năng lưu trữ năng lượng toàn cầu vào năm 2030, thông tin mới trên trang The Business Times cập nhật.

COP29 kêu gọi tăng gấp 6 lần lượng dự trữ năng lượng toàn cầu
Return to top