Thế giới

Mỹ: Dự luật chi tiêu liên bang mới bao hàm nguồn lực ứng phó biến đổi khí hậu

ClockThứ Ba, 22/12/2020 15:03
TTH.VN - Dự luật cung cấp viện trợ COVID-19 và tài trợ cho chính phủ Hoa Kỳ, dự kiến sẽ được thông qua vào thứ hai tới, có bao gồm các biện pháp để giải quyết biến đổi khí hậu, như hạn chế việc sử dụng khí nhà kính loại mạnh trong chất làm lạnh và mở rộng các ưu đãi thuế đối với năng lượng gió và mặt trời.

Ông Joe Biden tiêm vaccine ngừa Covid-19 nhằm khuyến khích dân Mỹ tin dùngMỹ: Một thực khách bồi dưỡng 5.600 USD cho toàn bộ nhân viên nhà hàngPhó Tổng thống Mỹ Mike Pence tiêm vaccine COVID-19Vaccine thứ 2 phòng Covid-19 của Mỹ đã sẵn sàng, FDA chuẩn bị cấp phépMỹ: Tỷ lệ nghèo tăng kỷ lục trong năm 2020

Lần đầu tiên sau 13 năm, Quốc hội Mỹ sử dụng chính sách năng lượng để giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu. Ảnh minh họa: TTXVN

Nếu được thông qua, dự luật sẽ đánh dấu lần đầu tiên sau 13 năm Quốc hội sử dụng chính sách năng lượng để giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu - một vấn đề mà Tổng thống Donald Trump đã né tránh đồng thời phủ nhận sự đồng thuận khoa học rằng, hoạt động công nghiệp và sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang gây ra biến đổi khí hậu. Dự luật năng lượng gần nhất của Hoa Kỳ, được thông qua dưới thời chính quyền tổng thống George W. Bush, nâng cao tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu cho ô tô và xe tải, yêu cầu sử dụng nhiều hơn ethanol và cắt giảm sử dụng năng lượng trong bóng đèn và thiết bị.

Dự luật được thông qua vào thứ Hai sẽ bao gồm 1,4 nghìn tỷ USD để tài trợ cho chính phủ đến tháng 9 năm 2021 cũng như gói viện trợ COVID-19 trị giá gần 900 tỷ USD. Nó yêu cầu các công ty Hoa Kỳ giảm sản xuất hydrofluorocarbon (HFC), một loại khí nhà kính được sử dụng trong máy điều hòa không khí và tủ lạnh, xuống còn 15% mức của năm 2012 vào năm 2036.

Điều đó sẽ đưa Hoa Kỳ tuân theo lộ trình của bản sửa đổi, bổ sung Kigali năm 2016 của Nghị định thư Montreal, điều mà tổng thống Trump đã từ chối bất chấp sự ủng hộ rộng rãi của cả các nhóm công nghiệp và môi trường.

Dự luật cũng mở rộng các khoản tín dụng thuế đã giúp giảm chi phí năng lượng tái tạo. Các cơ sở năng lượng mặt trời sẽ có thể giữ tín dụng thuế 26% trong hai năm nữa, trong khi các dự án năng lượng gió trên đất liền có thể giữ tín dụng thêm một năm.

Các dự án điện gió ngoài khơi, chưa bao giờ có khoản tín dụng thuế riêng, sẽ được cung cấp khoản tín dụng trị giá 30% chi phí nếu chúng khởi công xây dựng trước cuối năm 2025.

Dự luật cũng chỉ đạo Bộ Nội vụ đặt mục tiêu sản xuất ít nhất 25 gigawatt năng lượng mặt trời, gió và địa nhiệt trên các khu đất công vào năm 2025. Hiện tại, công suất năng lượng tái tạo của Mỹ trên các khu đất công lên tới hơn 5 GW vào năm 2019, theo một báo cáo của Trung tâm Kinh doanh và Môi trường Yale và Hiệp hội Hoang dã.

Hàng tỷ USD sẽ được cấp phép cho hoạt động nghiên cứu và phát triển để cải tiến các công nghệ bao gồm thu giữ và lưu trữ carbon, thu nhận không khí trực tiếp và năng lượng hạt nhân tiên tiến.

Cũng theo dự luật, các công ty khai thác than trong một năm nữa sẽ phải chi trả 1,10 USD cho mỗi tấn than khai thác vào Quỹ Ủy thác Người khuyết tật Phổi đen - một chương trình liên bang trợ cấp cho gia đình những công nhân khai thác than chết vì bệnh phổi đen.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top