Thế giới

Mỹ- Israel có quan điểm trái chiều về thỏa thuận hạt nhân Iran

ClockThứ Tư, 05/08/2015 09:41
TTH.VN - Trong khi Israel coi thỏa thuận hạt nhân Iran là một thỏa thuận tồi thì Mỹ lại coi đó là thỏa thuận mang tính lịch sử.

Cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 4/8 đều có những hoạt động tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng Do thái đối với quan điểm của mình về thỏa thuận hạt nhân Iran vừa đạt được giữa Iran và các cường quốc thế giới ngày 14/7 vừa qua.

my- israel co quan diem trai chieu ve thoa thuan hat nhan iran hinh 0
Thủ tướng Israel Netanyahu (trái) không cùng quan điểm về thỏa thuận hạt nhân với Iran như Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh AP

Trong một tuyên bố được phát trực tiếp trên mạng internet với sự tham gia của hơn 100.000 người, Thủ tướng Israel đã kịch liệt chỉ trích thỏa thuận hạt nhân Iran, gọi đây là “thỏa thuận tồi” giúp Iran có cơ hội để sản xuất bom hạt nhân.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Netanyahu dùng những lời lẽ gay gắt để phản đối thỏa thuận hạt nhân Iran. Trước đó, ngay khi thỏa thuận hạt nhân vừa đạt được, ông đã chỉ trích thỏa thuận.

Còn phía bên kia bờ Đại Tây Dương, Tổng thống Mỹ Obama cũng tổ chức một cuộc gặp riêng tại Nhà Trắng với các nhà lãnh đạo Do Thái, bao gồm cả những người ủng hộ, những người phản đối thỏa thuận và cả những người còn lưỡng lự, chưa biết ủng hộ bên nào.

Lời kêu gọi của cả Tổng thống Mỹ Obama và Thủ tướng Israel diễn ra trong bối cảnh một chiến dịch vận động đầy căng thẳng cũng đang diễn ra tại tòa nhà Quốc hội Mỹ, nơi các nghị sĩ dự kiến sẽ có cuộc bỏ phiếu về thỏa thuận hạt nhân Iran vào tháng tới. Cuộc bỏ phiếu lần này được xem là một trong những quyết định an ninh quốc gia quan trọng của Mỹ trong những năm gần đây.

Theo Luật Rà soát Thỏa thuận hạt nhân Iran được thông qua hồi tháng 5 vừa qua, Quốc hội Mỹ sẽ có 2 tháng đánh giá văn kiện này để đưa ra quyết định có phê chuẩn hay không trước ngày 17/9 tới.

Kể từ sau thỏa thuận hạt nhân với Iran, chính quyền của Tổng thống Obama phải liên tục tiến hành các chiến dịch thuyết phục, vận động sự ủng hộ của Quốc hội và cả dư luận Mỹ vốn còn đầy hoài nghi đối với thỏa thuận được mô tả là “lịch sử, di sản ngoại giao” mới ký kết liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran./.

Theo VOV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top