Thế giới

Mỹ sẽ đưa ra một hiệp ước khu vực Amazon nhằm giảm thiểu nạn phá rừng

ClockThứ Sáu, 22/10/2021 15:12
Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh trong những ngày tới Washington sẽ hoàn thiện một thỏa thuận quan hệ đối tác khu vực mới với trọng tâm chính là giải quyết nạn phá rừng do nhu cầu hàng hóa.

Cháy rừng tiếp tục hoành hành ở Mỹ, khói lan đến châu ÂuCalifornia: Hơn 2 triệu mẫu đất bị thiêu rụi bởi hỏa hoạn trong năm 2020Nhiều vấn đề cần giải quyếtCháy rừng ở Chile, hàng trăm người phải đi sơ tánHoa Kỳ: Cháy rừng ở California ,10 người thiệt mạng

Một khoảng rừng Amazon bị thiêu rụi ở gần Porto Velho, bang Rondonia, Brazil, ngày 24/8/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 21/10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố Mỹ sẽ sớm đưa ra một hiệp ước toàn khu vực Amazon nhằm giảm thiểu nạn phá rừng, trong nỗ lực thúc đẩy cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Ngoại trưởng Blinken đưa ta tuyên bố trên trong khuôn khổ chuyến thăm Colombia - một đồng minh thân cận của Mỹ trong khu vực.

Phát biểu khi đi thăm một khu bảo vệ sinh thái ở thủ đô Bogota, Ngoại trưởng Mỹ khẳng định hai nước có thể xây dựng những bước tiến lớn trong cuộc chiến chống cuộc khủng hoảng khí hậu.

Ông Blinken nhấn mạnh trong những ngày tới Washington sẽ hoàn thiện một thỏa thuận quan hệ đối tác khu vực mới với trọng tâm chính là giải quyết nạn phá rừng do nhu cầu hàng hóa.

Theo ông Blinken, sáng kiến này sẽ cung cấp thông tin cho các công ty họ có thể thực sự giảm phụ thuộc vào phá rừng để mở rộng sản xuất.

Ngoài ra, thỏa thuận sẽ bao gồm khoản hỗ trợ tài chính nhằm giúp quản lý khu vực rừng được bảo vệ và hỗ trợ cuộc sống của người nông dân.

Ngoại trưởng Mỹ cho biết thỏa thuận này có thể giúp bảo tồn 4.500 ha rừng và ngăn chặn 19 triệu tấn CO2 phát thải ra môi trường.

Colombia là một trong những nươc đề ra những mục tiêu khí hậu tham vọng nhất trong khu vực Mỹ Latinh, trong đó có mục tiêu đến năm 2030 xóa sổ hoàn toàn nạn phá rừng.

Rừng  Amazon có diện tích khoảng 5,5 triệu km2, trải dài qua lãnh thổ của 9 nước gồm Brazil, Peru, Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Surinam cùng Guyana thuộc Pháp. Các bang hoặc tỉnh của 4 quốc gia được đặt tên Amazonas theo tên khu rừng này.

Trong số những nước trên, Brazil có diện tích rừng Amazon lớn nhất.

Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, diện tích rừng Amazon sụt giảm nghiêm trọng do nạn đốt phá rừng và hoạt động nông nghiệp.

Theo ước tính, lượng khí phát thải từ những hoạt động này ở rừng Amazon cao hơn tổng lượng khí phát thải của Italy và Tây Ban Nha.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sáng kiến hiệu quả giúp người dân tự nguyện giao nộp vũ khí

Với Công trình thanh niên “Tuyên truyền, vận động Nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo”, tuổi trẻ Công an Thừa Thiên Huế đã khơi gợi được sự thấu hiểu, đồng lòng và hưởng ứng của đông đảo người dân.

Sáng kiến hiệu quả giúp người dân tự nguyện giao nộp vũ khí
Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top