Thế giới

Mỹ: Sự chậm trễ trong vận chuyển toàn cầu phủ bóng lên tỷ lệ việc làm

ClockThứ Bảy, 06/01/2024 10:18
TTH.VN - Hãng tin CNBC cập nhật, báo cáo tỷ lệ việc làm tăng mạnh trong tháng 12 đã đánh dấu một năm nhiều thắng lợi kinh tế đối với chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

“Gã khổng lồ” vận tải biển Maersk chuẩn bị nối lại hoạt động ở Biển ĐỏHàng tiêu dùng sẽ chịu “tác động lớn nhất”Travel off Path: Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến được yêu thích của du khách MỹLiên Hiệp Quốc, Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy thỏa thuận ngũ cốc dù Nga đang tạm dừngĐông Nam Á cần một nỗ lực đa phương để khôi phục ngành du lịch và hàng không

Mỹ lo ngại sự chậm trễ trong vận chuyển hàng hóa toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ việc làm đang phục hồi của nước này. Ảnh minh họa: Chuyên trang Thị trường Tài chính 

Tuy nhiên, sự chậm trễ trong tiến trình vận chuyển toàn cầu do các cuộc tấn công vào tàu chở hàng ở Biển Đỏ đang đe dọa làm giảm đà tăng trưởng này.

Cụ thể, Bộ Lao động Mỹ báo cáo, các nhà tuyển dụng đã tạo ra thêm 216.000 việc làm trong tháng 12, vượt qua ước tính của các nhà kinh tế là hơn 40.000 việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp ở nước này cũng duy trì ổn định ở mức 3,7%.

Tuy nhiên mới đây, công ty vận tải Đan Mạch Maersk tuyên bố sẽ tiếp tục chuyển hướng “hạm đội tàu vận chuyển hàng” của mình khỏi Biển Đỏ vô thời hạn, trong bối cảnh xung đột trong khu vực biển này vẫn chưa hạ nhiệt. Được biết, Maersk là một trong số các công ty vận tải bắt đầu chuyển hướng thương mại trị giá 200 tỷ USD ra khỏi kênh đào Suez vào tháng 12.

Trước tình hình này, các quan chức Nhà Trắng nhận thức sâu sắc về nguy cơ trì hoãn vận chuyển có thể gây ra hiệu ứng domino trong chuỗi cung ứng của Mỹ, vốn chỉ mới phục hồi gần đây sau tác động của địa dịch COVID-19.

Jared Bernstein, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng cho biết trong một cuộc gọi với các phóng viên: “Với những gì xảy ra trong đại dịch, hiện chúng tôi rất nhạy cảm đối với những gì tác động lên chuỗi cung ứng và tình trạng tắc nghẽn hậu cần đối với nền kinh tế”.

Theo đó, các cảng vận chuyển đã phải trải qua thời gian dự phòng kéo dài trong những năm đầu tiên của đại dịch, khiến khoảng 24 tỷ USD hàng hoá không thể tìm đường vào thị trường Mỹ.

Lael Brainard, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ cho biết, đến nay, sự chậm trễ chỉ có “tác động tối thiểu” đến chi phí năng lượng.

Dù vậy, sự chậm trễ hiện tại đã ảnh hưởng đến một số công ty bán sản phẩm ở Mỹ, bao gồm Ikea có trụ sở tại Thụy Điển và công ty thiết bị Electrolux của Anh.

Theo Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ Lael Brainard, nhóm an ninh quốc gia Mỹ đang “làm việc với một liên minh đối tác và liên hệ chặt chẽ với các chủ hàng về vấn đề này”.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Return to top