Thế giới

Myanmar: Những điều cần biết về cuộc bầu cử ngày 8/11

ClockThứ Bảy, 07/11/2015 16:19
TTH.VN - Thế giới đang quan sát Myanmar chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào ngày mai (8/11) mà theo kỳ vọng của nhiều người sẽ là cuộc bầu cử công bằng và tự do nhất của đất nước này trong nhiều thập kỷ qua. Kênh NewsAsia vừa có bài viết giải thích một số các vấn đề quan trọng về cuộc bầu cử này.


Bà Aung San Suu Kyi – lãnh đạo đảng đối lập NLD của Myanmar . Ảnh: CNA

Những gì đang xảy ra tại Myanmar?

Công dân Myanmar sẽ đi bỏ phiếu vào ngày mai (8/11) trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước này kể từ năm 2010, khi Chính phủ đầu tiên lên nắm quyền trong một cuộc bầu cử mà các Chính phủ phương Tây đã chỉ trích rộng rãi là thiếu tự do và công bằng.

Trước cuộc bầu cử ngày mai, các ứng viên đã tiến hành các cuộc vận động trên khắp cả nước, hơn 30 triệu người dân có đủ điều kiện đi bỏ phiếu, và cuộc bầu cử sẽ chứng kiến một số lượng các ứng cử viên và các bên tranh ghế trong Quốc hội quốc gia và địa phương cao chưa từng có.

Khi nào sẽ có kết quả bầu cử?

Ủy ban bầu cử dự kiến ​​sẽ công bố kết quả sơ bộ trong khoảng thời gian từ ngày 8-12/11. Kết quả chính thức có thể sẽ được đưa ra vào ngày 22/11 tới.

Tại sao cuộc bầu cử lại quan trọng?

Nhiều người kỳ vọng cuộc tổng tuyển cử lần này sẽ là cuộc bầu cử tự do và công bằng đầu tiên của Myanmar trong 25 năm qua. Cuộc bầu cử đa đảng cuối cùng diễn ra vào năm 1990, sau khi lãnh đạo đảng đối lập Aung San Suu Kyi thành lập đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) và giành được một chiến thắng lớn trong các cuộc thăm dò. Tuy nhiên, kết quả sau đó đã bị phía quân đội huỷ bỏ.

Trong năm 2010, NLD tẩy chay các cuộc bầu cử, khi một phát ngôn viên của đảng nói rằng họ quyết định không tham dự vì "luật bầu cử không công bằng". Vào thời điểm đó, pháp luật của quân đội thông báo yêu cầu đảng này trục xuất nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi trước khi có thể đăng dự tham dự cuộc bầu cử. Trong năm 2011, khi Tổng thống Thein Sein thiết lập lại, bà Aung San Suu Kyi đã được thả ra và đảng NLD tái đăng ký như là một đảng phái chính trị.

Những ai ứng cử?

Có hơn 6 ngàn ứng viên và 91 chính đảng có đăng ký dự tranh 498 ghế cho nhiệm kỳ 5 năm.

Nhưng mọi con mắt đổ đang đổ dồn vào 2 đảng đứng đầu rõ rệt. Một là đảng Liên đoàn Đoàn kết và Phát triển USDP, được quân đội hậu thuẫn, và đảng còn lại là NLD của bà Aung San Suu Kyi.

Đảng liên kết với quân đội, USDP, do Tổng thống Thei Sein đứng đầu, đã vận động với thành tích điều hành Chính phủ trong 5 năm qua và với lời hứa bảo đảm sự ổn định.

Các quan sát viên chính trị ở Myanmar cho rằng NLD dự kiến sẽ giành được thắng lợi to lớn sau khi thắng 43 trong số 44 ghế tại quốc hội trong các cuộc bầu cử bổ sung năm 2012.

Vai trò của bà Aung San Suu Kyi

Mặc dầu được sự ủng hộ của dân chúng cũng như của đảng, bà Aung San Suu Kyi không thể được bầu làm tổng thống của Myanmar. Lo ngại rằng sự ủng hộ dành cho người đã từng đạt giải Nobel hòa bình có thể đe dọa đến quyền lực của mình, tập đoàn cầm quyền Myanmar đã cấm bà không được giữ các chức vụ cao nhất nước.

Điều khoản số 59, mà người ta cho là được viết nhắm vào bà, nói rằng bất cứ ai kết hôn với một công dân nước ngoài hoặc con em là người nước ngoài, đều không thể lên làm Tổng thống hay Phó Tổng thống. Bà Aung San Suu Kyi kết hôn với nhà sử học người Anh Michael Aris, đã qua đời vào năm 1999. Hai người con trai của bà mang quốc tịch Anh.

Nhưng bà Aung San Suu Kyi vẫn nói rằng nếu đảng của bà giành chiến thắng, bà sẽ điều hành Chính phủ.

Sẽ có quan sát viên quốc tế?

Myanmar đã mời các quan sát viên quốc tế đến tham dự cuộc bầu cử. Ví dụ, Liên minh châu Âu sẽ gửi 150 quan sát viên từ tất cả 28 quốc gia thành viên. Các nhà quan sát đã vạch ra điểm đến trên toàn quốc và sẽ chứng kiến ​​một số khía cạnh quan trọng của quá trình bầu cử, trong đó có việc biểu quyết, kiểm đếm và các phản ứng từ kết quả cuộc bầu cử.

Điều gì sẽ thay đổi?

Theo các nhà phân tích chính trị, không chắc rằng tình hình chính trị sẽ có nhiều thay đổi, thậm chí nếu NLD lên nắm quyền, thì USDP vẫn có thể tiếp tục chiếm ưu thế trong những năm tới.

Các nhà phân tích cũng không chắc rằng một chiến thắng của NLD liệu có phải sẽ là một kết quả tích cực cho đất nước? NLD có ít kinh nghiệm trong chính phủ và một chiến thắng có thể sẽ dẫn đến sự bất ổn.

Tuy nhiên người dân đều hy vọng vào sự thay đổi, bất kể ai thắng cuộc bầu cử. "Hệ thống chính trị thay đổi. Các nhà lãnh đạo chính trị thay đổi. Và cuối cùng, chúng tôi chỉ muốn có một cuộc sống tốt hơn," Yangon Phyu Yamin Myat – một công dân Myanmar chia sẻ. "Chúng tôi sẽ ổn với bất cứ ai muốn làm cho đất nước này tốt đẹp hơn".

 

Tố Quyên (lược dịch từ Reuters & CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát hiện loại muỗi Tây Phi nguy hiểm gây bệnh sốt rét

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu y tế Kenya (Kemri) và các đối tác thuộc Viện Wellcome Trust Sanger (Vương quốc Anh) đã lần đầu tiên phát hiện một loài muỗi Tây Phi nguy hiểm có khả năng gây bệnh sốt rét.

Phát hiện loại muỗi Tây Phi nguy hiểm gây bệnh sốt rét
Chủ nhà COP29 năm nay sẽ bảo vệ các khoản đầu tư vào dầu khí

Hãng tin Reuters dẫn lời Chính phủ Azerbaijan, chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc 2024 (COP29) cho biết, nước này sẽ bảo vệ quyền của các quốc gia sản xuất dầu khí được đầu tư vào lĩnh vực này; đồng thời nhấn mạnh, bất chấp các mục tiêu về khí hậu, nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch vẫn còn đang rất cao.

Chủ nhà COP29 năm nay sẽ bảo vệ các khoản đầu tư vào dầu khí
Thêm 3 nước triển khai vaccine sốt rét

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, Liberia, Benin và Sierra Leone vừa triển khai vaccine sốt rét nhằm tiêm chủng cho hàng triệu trẻ em trên khắp ba quốc gia Tây Phi này.

Thêm 3 nước triển khai vaccine sốt rét
Return to top