Thế giới

Ngân hàng UOB: Lạc quan về triển vọng của khu vực Đông Nam Á

ClockThứ Bảy, 28/10/2023 10:47
TTH.VN - Ngân hàng United Oversea (UOB) của Singapore mới đây cho biết, thị trường bất động sản thương mại ở Mỹ và Trung Quốc và những điểm yếu về kinh tế cần theo dõi trong môi trường lãi suất cao hơn và trong thời gian dài hơn.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến chậm lại trong quý IV/2023ASEAN và châu Phi: Xây dựng cộng đồng vững mạnh hơn thông qua thương mại và đầu tưHSBC: Các công ty quốc tế lạc quan về triển vọng tăng trưởng ở Đông Nam Á Khám phá tiềm năng ASEAN có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương

 Bất chấp môi trường kinh tế vĩ mô gập ghềnh, khu vực ASEAN được kỳ vọng vẫn sẽ kiên cường, nhờ các dòng đầu tư đặc biệt vào các lĩnh vực kinh tế mới. Ảnh minh họa: Reuters/Báo Tin tức

Lee Wai Fai, Giám đốc điều hành của UOB chia sẻ:”Bất động sản thương mại ở Mỹ vẫn là một điểm nóng, đặc biệt là với tỷ lệ lấp đầy thấp”.

Điều này được thể hiện rõ nhất khi tỷ lệ trống của các tòa nhà văn phòng tăng lên mức cao kỷ lục 18,2% vào cuối năm 2022. Cùng với đó, các điểm nóng khác sẽ là Trung Quốc, nơi đang tồn tại nhiều lo lắng về chất lượng bất động sản và câu hỏi đặt ra là liệu họ có thể quản lý được tình trạng bất ổn về tài sản ở nước này hay không.

Được biết, thị trường bất động sản Trung Quốc phải vật lộn với sự suy giảm niềm tin của người tiêu dùng, khi các nhà phát triển lớn như Evergrande và Country Garden vẫn sa lầy trong vấn đề nợ nần.

Cùng với đó, Giám đốc Lee Wai Fai cũng chia sẻ thêm rằng thế giới đang bước vào “một môi trường không chắc chắn” nhiều hơn và tác động của lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn đang bắt đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Trong 18 tháng qua, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng lãi suất một cách mạnh mẽ nhằm kiềm chế lạm phát tăng vọt, với mức độ thành công khác nhau.

Sự phục hồi ở Trung Quốc vẫn chưa diễn ra và tình hình căng thẳng địa chính trị gần đây đã làm tăng thêm sự biến động.

Khả năng phục hồi của ASEAN

Giám đốc Lee Wai Fai nhận định, bất chấp môi trường kinh tế vĩ mô gập ghềnh, khu vực ASEAN được kỳ vọng vẫn sẽ kiên cường, nhờ các dòng đầu tư đặc biệt vào các lĩnh vực kinh tế mới như tính bền vững. Với các nguyên tắc cơ bản trong khu vực, các chuyên gia tự tin rằng dự đoán này có thể xảy ra bởi khu vực vẫn có tỷ lệ thất nghiệp thấp và mức tiêu dùng mạnh mẽ. Cùng với đó, chuỗi cung ứng cũng đang chuyển sang Đông Nam Á.

Tổ chức từ thiện Hinrich Foundation lưu ý trong một báo cáo mới rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đông Nam Á “đã tăng gấp 9 lần trong 2 thập kỷ qua, với hơn một nửa trong số này là đến Singapore”.

Mới đây, UOB đã công bố lợi nhuận ròng cốt lõi là 1,5 tỷ USD cho quý III của năm tài chính 2023, kết thúc vào ngày 30/9. Con số này đã tăng 5% so với một năm trước đó.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy mạnh mẽ vai trò tiên phong, xung kích

Tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò tiên phong, xung kích, sáng tạo của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, là một trong những mục tiêu được đề ra tại Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Phú Vang, nhiệm kỳ 2024 – 2029.

Phát huy mạnh mẽ vai trò tiên phong, xung kích
“Bảo tàng nước” lớn nhất Đông Nam Á không còn bình yên - Bài 2: Thách thức…

Trong khi các phương tiện khai thác thủy sản trái phép của ngư tặc có công suất lớn, thường đi theo nhóm có tổ chức, sử dụng hung khí và rất manh động thì phương tiện tuần tra, truy bắt của các chi hội nghề cá còn thiếu thốn, công suất nhỏ đặt ra nhiều thách thức trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS) trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

“Bảo tàng nước” lớn nhất Đông Nam Á không còn bình yên - Bài 2 Thách thức…
Vụ tấn công mạng tại Indonesia báo hiệu mối đe dọa gia tăng ở Đông Nam Á

Tạp chí Nikkei Asia ngày 15/7 dẫn lời các chuyên gia cho biết, một vụ tấn công bằng ransomware (mã độc tống tiền) xảy ra gần đây ở Indonesia, trong đó tin tặc mã hóa dữ liệu tại hơn 200 cơ quan chính phủ, đã nêu bật nhu cầu về an ninh mạng mạnh mẽ hơn ở Đông Nam Á, trong bối cảnh sự bùng nổ kỹ thuật số khiến khu vực này phải đối mặt với các mối đe dọa trực tuyến tinh vi và thường xuyên hơn.

Vụ tấn công mạng tại Indonesia báo hiệu mối đe dọa gia tăng ở Đông Nam Á
Triển vọng trong kêu gọi vốn FDI

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những điểm sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm. Bên cạnh dòng đầu tư mới tiếp tục tăng, nhiều dự án đang hoạt động tại Việt Nam cũng mở rộng quy mô sản xuất, góp phần gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.

Triển vọng trong kêu gọi vốn FDI
Return to top