Thế giới

Nguồn cung lương thực chủ đạo toàn cầu trong năm 2024 sẽ bị thắt chặt vì nhiều lý do

ClockThứ Năm, 28/12/2023 07:44
TTH - Giá lương thực cao trong những năm gần đây đã thúc đẩy người nông dân trên toàn thế giới trồng thêm ngũ cốc và các loại hạt có dầu. Song khả năng cao đến năm 2024, người tiêu dùng vẫn sẽ phải đối mặt với nguồn cung thắt chặt hơn, trong bối cảnh thời tiết bất lợi do tác động của hiệu ứng El Nino, hạn chế xuất khẩu và yêu cầu về nhiên liệu sinh học cao hơn.

Giá gạo chạm mốc cao nhất 15 năm do nhiều lo ngại về nguồn cungCác quốc gia ASEAN ưu tiên nhu cầu gạo của các thành viên Ấn Độ thắt chặt xuất khẩu gạo, đe dọa giá lương thực toàn cầu

 Nguồn cung lương thực trong năm tới có thể bị thắt chặt, giá cả cũng sẽ cao hơn.Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Báo Tin tức

Cụ thể, giá lúa mì, ngô và đậu nành toàn cầu - sau nhiều năm tăng mạnh - đang có xu hướng giảm vào năm 2023 do các nút thắt ở Biển Đen và lo ngại về suy thoái toàn cầu dần được tháo gỡ, bất chấp việc giá cả vẫn đang là vấn đề rất nhạy cảm trước những cú sốc về nguồn cung và lạm phát lương thực trong năm mới.

Ole Houe, Giám đốc dịch vụ tư vấn tại Công ty môi giới nông nghiệp IKON Commodities ở Sydney cho biết: “Bức tranh về nguồn cung ngũ cốc chắc chắn đã cải thiện vào năm 2023 với vụ mùa bội thu hơn một số nơi quan trọng. Dù vậy, tình hình chung vẫn chưa thoát khỏi khó khăn. Trong đó, thời tiết bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng El Nino sẽ kéo dài cho đến ít nhất là tháng 4 đến tháng 5/2024, điều này sẽ khiến cho Brazil gần như chắc chắn sẽ sản xuất ít ngô hơn…”.

Được biết, hiện tượng thời tiết El Nino, gây khô hạn ở phần lớn châu Á trong năm nay, được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong nửa đầu năm 2024, qua đó gây nguy hiểm cho nguồn cung gạo, ngũ cốc, dầu cọ và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác ở một số quốc gia được xem là nhà nhập khẩu và xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu thế giới.

Các thương nhân và quan chức dự báo, sản lượng gạo ở châu Á trong nửa đầu năm 2024 sẽ giảm đi trông thấy do điều kiện trồng trọt khô hạn và các hồ chứa thu hẹp. Cùng với đó, nguồn cung gạo của thế giới vốn đã bị thắt chặt trong năm nay cũng khiến Ấn Độ, nước xuất khẩu lớn nhất hạn chế xuất khẩu.

Một vấn đề đáng lo ngại là trong khi các thị trường ngũ cốc khác mất giá thì giá gạo lại tăng lên mức cao nhất trong 15 năm vào năm 2023, với mức báo giá tại một số trung tâm xuất khẩu của châu Á tăng 40 - 45%.

Tình hình đang rất phức tạp, khiến vụ lúa mì tiếp theo của Ấn Độ cũng đang bị đe doạ do thiếu độ ẩm. Điều này có thể buộc nước tiêu thị lúa mì lớn thứ hai thế giới phải nghĩ đến việc nhập khẩu lúa mì lần đầu tiên sau 6 năm, do lượng tồn kho trong nước đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua.

Trong khi đó, sản lượng dầu cọ toàn cầu cũng có khả năng sẽ giảm trong năm tới do ảnh hưởng của thời tiết El Nino gây khô hạn, sản lượng sụt giảm, trong bối cảnh dự đoán nhu cầu sản xuất dầu diesel sinh học và dầu dùng trong chế biến sẽ cao hơn.

CoBank, ngân hàng cho vay hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp Mỹ nhận định: “Chúng tôi nhận thấy rủi ro tăng giá nhiều hơn là giảm giá”.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) diễn ra tại thị trấn cổ Ô Trấn (Wuzhen, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết các vấn đề như khoảng cách số và tình hình an ninh mạng nghiêm trọng, đồng thời xây dựng một tương lai số tốt đẹp hơn.

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số
Return to top