Thế giới

Các quốc gia ASEAN ưu tiên nhu cầu gạo của các thành viên

ClockThứ Ba, 10/10/2023 10:14
TTH.VN - Các nước Đông Nam Á vừa nhất trí ưu tiên giúp đỡ lẫn nhau khắc phục tình trạng thiếu nguồn cung gạo và các vấn đề khác liên quan đến vấn đề lương thực, hãng tin CNA mới đây đưa tin.

Giá nông sản có thể chạm mức cao mới do El NinoẤn Độ sẽ hạ giá sàn cho gạo basmati xuất khẩuẤn Độ thắt chặt xuất khẩu gạo, đe dọa giá lương thực toàn cầuPhilippines đàm phán nhập khẩu thêm gạo từ Việt Nam và Ấn ĐộFAO: Thỏa thuận Biển Đen sụp đổ làm tăng giá lương thực toàn cầu tháng 7

 ASEAN sẽ ưu tiên nhu cầu gạo của các thành viên. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

Theo đó, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đạt được thoả thuận tại cuộc họp ở Kuala Lumpur trong tuần này. Bộ trưởng Nông nghiệp và An ninh Lương thực Malaysia Mohamad Sabu chia sẻ, hợp tác ASEAN có nghĩa là nếu chúng ta gặp vấn đề về gạo, các nước thành viên ASEAN sẽ ưu tiên cho các nước ASEAN trước tiên.

Bộ trưởng Nông nghiệp và An ninh Lương thực Malaysia Mohamad Sabu cho biết, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan sẽ xem xét mọi yêu cầu mới về nhập khẩu bổ sung.

Theo hãng tin CNA, Malaysia, quốc gia nhập khẩu khoảng 38% nhu cầu gạo, hiện nằm trong số nhiều quốc gia bị ảnh hưởng bởi sự hạn chế xuất khẩu của các nhà xuất khẩu hàng đầu như Ấn Độ.

Chính phủ Malaysia vừa qua đã công bố trợ cấp và các biện pháp khác để bù đắp giá ngũ cốc tăng cao và đảm bảo đủ nguồn cung trên thị trường.

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cảnh báo, nhằm ngăn chặn người tiêu dùng tích trữ ngũ cốc địa phương, chính phủ nước này sẽ có hành động pháp lý được triển khai để đối phó với bất kỳ ai bị phát hiện tích trữ gạo.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top