Thế giới

Nhiều giải pháp nhập cảnh sau dịch COVID-19 của các nước

ClockThứ Bảy, 16/10/2021 17:57
TTH.VN - Mới đây, Nhà Trắng thông tin, từ ngày 8/11, Mỹ sẽ cho phép những du khách quốc tế đã tiêm chủng đầy đủ vaccine COVID-19 có thể nhập cảnh vào nước này, tức dỡ bỏ lệnh cấm áp đặt với Liên minh châu Âu (EU), Anh cùng nhiều nước khác.

Mùa hè này, EU cho phép nhập cảnh người Mỹ đã tiêm chủng vaccine COVID-19Tòa án Mỹ từ chối cấp quy chế thường trú cho người nhập cảnh trái phépNgười nhập cư đầu tiên nắm giữ vị trí Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa MỹChính phủ của ông Biden sẽ không dỡ bỏ lệnh cấm du khách đến MỹCác đồng minh châu Âu sốc trước biểu tình bạo lực tại Mỹ

Các nước đang nỗ lực dần mở cửa trở lại sau nhiều đợt hạn chế nghiêm ngặt để chống dịch COVID-19. Ảnh minh họa: AFP/Lao động

Tháng trước, Nhà Trắng đã có kế hoạch vào đầu tháng 11 tới sẽ dỡ bỏ các hạn chế đi lại, vốn cấm hầu hết các công dân không có quốc tịch Mỹ gần đây đã đến Liên minh châu Âu (EU), Brazil, Nam Phi và các nước khác. Trong đó, những quy tắc hạn chế đợt đầu tiên đã được chính quyền Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng triển khai vào những ngày đầu của đại dịch, đến sau này tiếp tục mở rộng vào mùa đông dưới sự lãnh đạo của Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Với chính sách mới này, những ai tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 mới được phép vào Mỹ.

Khách du lịch hồi hương, bao gồm cả công dân Mỹ vẫn cần cung cấp giấy chứng nhận âm tính với COVID-19 để đến Mỹ từ nước ngoài.

Biện pháp này được nhận định là một sự cứu trợ cho các hãng hàng không lớn như Delta Airlines, United Airlines và American Airlines, những công ty đã phải vật lộn để tìm kiếm lợi nhuận trở lại, khi các hoạt động du lịch quốc tế bị hạn chế trong hơn một năm rưỡi vừa qua.

“Chúng tôi hoan nghênh cách tiếp cận dựa trên khoa học của chính quyền Tổng thống Joe Biden để bắt đầu dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh vào Mỹ đã được áp dụng kể từ khi đại dịch bùng phát”, Giám đốc điều hành American Airlines Doug Parker cho biết trong một tuyên bố.

Tương tự như Mỹ, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob tuyên bố những du khách đã được tiêm phòng đầy đủ khi nhập cảnh vào nước này sẽ được rút ngắn thời gian cách ly xuống còn 7 ngày. Quy định mới này sẽ có hiệu lực từ ngày 18/10.

Sau cuộc họp của Ủy ban Đặc biệt về Quản lý Đại dịch COVID-19, du khách có thể cách ly tại nhà nếu phù hợp, hoặc cách ly tại trung tâm cách ly.

Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob cũng thông tin rằng những du khách chưa tiêm phòng, hoặc chưa tiêm phòng vaccine COVID-19 đầy đủ vẫn sẽ phải cách ly 10 ngày tại trung tâm cách ly.

Thời gian cách ly đối với những người tiếp xúc gần cũng sẽ giảm xuống còn 7 ngày tại nhà, áp dụng với những người đã được tiêm chủng đầy đủ. Con số này sẽ tăng lên thành 10 ngày đối với những ai chưa được chủng ngừa, hoặc người chưa tiêm đủ 2 mũi cần thiết.

Trước đây, tất cả du khách khi đến Malaysia đều phải trải qua đợt cách ly kéo dài 14 ngày.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Nâng tầm vóc quan hệ Việt Nam-Malaysia trong kỷ nguyên phát triển mới

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Phu nhân đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. Trong chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Malaysia, đưa mối quan hệ tin cậy và hợp tác hiệu quả giữa hai nước sang giai đoạn phát triển ở tầm mức cao, thiết thực hơn nữa, đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên mới.

Nâng tầm vóc quan hệ Việt Nam-Malaysia trong kỷ nguyên phát triển mới
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top