Thế giới

Châu Âu lạc quan trước chuyến công du của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến khu vực

ClockThứ Tư, 09/06/2021 08:13
TTH.VN - Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết, chuyến công du của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến châu Âu trong tuần này sẽ báo hiệu rằng chủ nghĩa đa phương vẫn tồn tại và điều này sẽ tạo tiền đề cho sự hợp tác xuyên Đại Tây Dương, từ Trung Quốc, Nga, đến biến đổi khí hậu.

Các nền kinh tế sẽ phục hồi, nhưng không đồng đềuMỹ - Âu rục rịch mở cửa kinh tếTổng thống Pháp Emmanuel Macron mong muốn thúc đẩy cải cách EUThủ tướng Đức: Hiệp định thương mại EU - Mỹ là một ý tưởng hayBộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc sẽ hội đàm với lãnh đạo Mỹ, Anh, Ấn, EU

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đến châu Âu trong tuần này. Ảnh minh họa: AP/Nhân dân Điện tử

“Nước Mỹ đã trở lại”, Chủ tịch Charles Michel nhấn mạnh, sử dụng phương châm mà Tổng thống Joe Biden đã áp dụng sau khi Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump rút Washington ra khỏi một số thể chế đa phương và có thời điểm đe dọa rút khỏi NATO.

“Điều này có nghĩa là chúng tôi lại có một đối tác rất mạnh để thúc đẩy cách tiếp cận đa phương...”, ông Charles Michel trả lời báo giới.

Được biết, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Joe Biden vào ngày 15/6. Sự kiện sẽ diễn ra sau hội nghị thượng đỉnh nhóm G7 tổ chức ở Anh và cuộc họp của các nhà lãnh đạo NATO tại Brussels diễn ra vào ngày 14/6.

Ý tưởng về “chủ nghĩa đa phương đã trở lại” không chỉ là một khẩu hiệu, đây còn là sự thừa nhận rằng sự tiếp cận toàn cầu là hoàn toàn cần thiết để giải quyết các vấn đề còn tồn tại, cho dù đó là vấn đề về chuỗi cung ứng vaccine COVID-19 hay thuế doanh nghiệp công bằng hơn trong thời đại kỹ thuật số.

Cũng theo Chủ tịch Charles Michel, cuộc họp G7 kéo dài 3 ngày, diễn ra ở Cornwall (Anh) có thể là “một bước ngoặt quan trọng”, cho thấy cam kết chính trị sau lời hứa của các quốc gia rằng sẽ “trở lại tốt đẹp hơn” sau sự tàn phá kinh tế nghiêm trọng gây nên bởi đại dịch COVID-19.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Âu đứng trước khủng hoảng sinh sản

Theo dữ liệu mới nhất hiện có, vào năm 2022, chỉ có 3,88 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra và nuôi sống ở Liên minh châu Âu (EU), đánh dấu lần đầu tiên con số này giảm xuống dưới 4 triệu trẻ và là mức thấp nhất kể từ năm 1960. Trước đó, năm 1990, có 5,1 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra ở EU, trở thành năm cuối cùng số ca sinh ở khu vực này vượt quá mốc 5 triệu.

Châu Âu đứng trước khủng hoảng sinh sản
Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo Tạp chí CNBC, tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đã đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD) trong thời gian từ tháng 1 - 3 năm nay. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc ở mức dưới 60 tỷ euro.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức
Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm

Tin từ Bloomberg cho biết Mỹ đang chi hơn 100 triệu USD để tăng cường giám sát cúm gia cầm ở gia súc và ở người trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng dịch bệnh đã lan rộng hơn so với báo cáo.

Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Return to top