Thế giới

Nhu cầu điện năng toàn cầu tăng vượt mức trước đại dịch

ClockThứ Năm, 26/08/2021 14:52
TTH.VN - Theo một nghiên cứu mới được Tổ chức môi trường Ember có trụ sở tại London (Anh) công bố, nhu cầu điện và lượng khí thải hiện cao hơn 5% so với mức trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Mỹ: Chính quyền sẽ cấp phép khởi động lại dự án điện gió ngoài khơiEU: Năng lượng tái tạo vượt nhiên liệu hóa thạch trong cơ cấu điện năng

Các tuabin gió tại biển Baltic, phía bắc Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Phân tích cho thấy, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ ngành điện toàn cầu đã tăng vọt vượt mức trước đại dịch, lên mức cao kỷ lục trong nửa đầu năm nay. Trong khi đó, nhu cầu điện năng cũng vượt mức tăng trưởng của năng lượng tái tạo.

Cụ thể, 61% điện năng trên thế giới vào năm 2020 vẫn đến từ nhiên liệu hóa thạch. Cũng trong năm ngoái, 5 quốc gia thuộc Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) có hơn 75% lượng điện năng được cung cấp từ nhiên liệu hóa thạch; trong đó, Saudi Arabia ở mức 100%, Nam Phi là 89%, Indonesia là 83%, Mexico là 75%, và Australia là 75%.

Nghiên cứu cảnh báo, quá trình chuyển đổi của thế giới khỏi điện than, lĩnh vực đóng góp vào khoảng 30% lượng khí thải nhà kính của thế giới, đang diễn ra quá chậm để tránh được những tác động tồi tệ nhất của tình trạng biến đổi khí hậu.

Trong một tuyên bố, nhà phân tích hàng đầu của Ember, ông Dave Jones cho rằng, việc sử dụng điện than phải giảm 80% vào cuối thập kỷ này, nhằm tránh mức độ nguy hiểm của tình trạng ấm lên toàn cầu trên mức 1,5 độ C.

Các phát hiện nói trên được đưa ra trước thềm một hội nghị thượng đỉnh quan trọng về khí hậu của Liên Hiệp quốc (LHQ) ở thành phố Glasgow (Scotland) vào tháng 11 tới, nơi các nhà đàm phán sẽ thúc đẩy những hành động tham vọng hơn về khí hậu, cũng như các cam kết giảm phát thải từ các quốc gia trên thế giới.

Đáng chú ý, nghiên cứu của Ember cũng chỉ ra một số khía cạnh tích cực. Chẳng hạn như, năng lượng gió và năng lượng Mặt trời đã tăng 15% trong năm 2020, sản xuất gần một phần mười lượng điện năng của thế giới, đồng thời đánh dấu mức tăng gấp đôi về sản lượng kể từ năm 2015.

Một số quốc gia hiện có được khoảng 10% điện năng từ gió và năng lượng Mặt trời, bao gồm: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, và Brazil. Mỹ và khu vực châu Âu đã chứng kiến mức tăng trưởng lớn nhất về năng lượng gió và năng lượng Mặt trời; trong đó, Đức ở mức 33% và Vương quốc Anh là 29%.

Thanh Ngân (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Return to top