Thế giới

Đại sứ Italy đánh giá Việt Nam là cầu nối tiếp cận thị trường ASEAN

ClockThứ Tư, 22/12/2021 10:02
Đại sứ Italy tại Việt Nam khẳng định mô hình phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam mang lại sự ổn định tốt cho các doanh nghiệp và điều này cũng được các doanh nghiệp Italy đánh giá cao.

Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị viện trù bị COP26 tại ItalyÝ viện trợ thêm 1,2 triệu liều vắc xin cho Việt NamItaly sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam trong điều trị COVID-19Học giả Italy đánh giá cao sáng kiến về an ninh biển của Việt NamĐảng Cộng sản Italy đánh giá cao thành công của Đại hội XIII

Đại sứ Italy tại Việt Nam Antonio Alessandro. Nguồn: chinhphu.vn

Ngày 21/12, Đại sứ Italy tại Việt Nam Antonio Alessandro khẳng định Việt Nam là quốc gia mang lại nhiều cơ hội cho Italy và là cầu nối tiếp cận thị trường Đông Nam Á.

Hãng thông tấn ANSA dẫn lời Đại sứ Antonio nhận định Việt Nam là một quốc gia mang lại nhiều cơ hội cho Italy. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 6-7% trong 30 năm qua, là điểm đến cho xuất khẩu của Italy.

Việt Nam cũng đang trong quá trình phục hồi hoàn toàn và là cơ sở sản xuất cho các dự án đầu tư của Italy, đồng thời có thể đóng vai trò như một cầu nối hướng tới các thị trường còn lại của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Đại sứ Antonio khẳng định mô hình phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam mang lại sự ổn định tốt cho các doanh nghiệp và điều này cũng được các doanh nghiệp Italy đánh giá cao.

Theo Đại sứ, các khoản đầu tư của Italy mặc dù không có quy mô tài chính lớn, nhưng có chất lượng cao và được người tiêu dùng Việt Nam đánh giá cao.

Ông nhấn mạnh trao đổi thương mại giữa 2 nước hiện đạt 4,5 tỷ euro (5,08 tỷ USD) và có nhiều tiềm năng mở rộng. 

Hiện Italy tiếp tục thúc đẩy chiến dịch truyền thông xây dựng thương hiệu quốc gia do Bộ Ngoại giao Italy phát động, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia ưu tiên, với nội dung truyền thông được dịch sang tiếng Việt.

Đại sứ Antonio khẳng định sẽ nỗ lực quảng bá hình ảnh Italy không chỉ về ẩm thực, sản xuất truyền thống mà cả lĩnh vực công nghệ cao và môi trường kỹ thuật số.

Theo Vietnam+

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cầu nối” giữa Đảng và Nhân dân

Những người có uy tín (NCUT) trong cộng đồng người dân tộc thiểu số (DTTS) là những tấm gương tiêu biểu, cầu nối giữa Đảng và Nhân dân, nhất là trong các chương trình mục tiêu quốc gia, công tác bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc.

“Cầu nối” giữa Đảng và Nhân dân
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Return to top