Thế giới

Indonesia kêu gọi xúc tiến hành lang du lịch ASEAN để tăng tốc phục hồi kinh tế khu vực

ClockChủ Nhật, 20/02/2022 17:52
TTH.VN - Indonesia cho rằng cần xúc tiến việc triển khai hành lang đi lại giữa các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế khu vực sau đại dịch COVID-19, kênh CNA đưa tin.

Indonesia chủ trì việc xây dựng Khung quy định hành lang đi lại ASEAN

ASEAN cần xúc tiến hành lang du lịch để tăng tốc độ phục hồi kinh tế khu vực. Ảnh: THX/TTXVN

Phát biểu trong một cuộc họp báo trực tuyến sau khi kết thúc Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) diễn ra tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi nhận định rằng việc triển khai Khung thoả thuận Hành lang đi lại ASEAN (ATCAF) đang diễn ra rất chậm. Theo ông, ATCAF có thể được thực hiện thông qua các thỏa thuận song phương cũng như toàn diện.

Bà Marsudi cho biết: “Vì lý do này, Indonesia khuyến khích đẩy nhanh việc thực hiện ATCAF, cả thông qua các thỏa thuận song phương cũng như mở cửa toàn diện với các quy trình nghiêm ngặt về y tế”.

Từ năm 2020, ASEAN đã bắt đầu thảo luận về ATCAF, nhằm cho phép người dân trong khu vực tự do đi lại trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Đến nay, Indonesia đã mở cửa Nongsapura ở Batam và Lagoi ở Bintan cho những du khách đã được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 từ Singapore kể từ cuối tháng 1 vừa qua, cho phép du khách đến những khu vực này mà không cần cách ly.

Vào ngày 16/2, Singapore đã thông báo rằng việc bố trí làn đường đi lại cho những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 (VTL) qua đường biển từ Batam và Bintan ở Indonesia sẽ được triển khai từ ngày 25/2 tới.

Hồi tháng 11 năm ngoái, Indonesia và Malaysia cũng đã thông báo rằng hai nước sẽ bắt đầu triển khai hành lang du lịch, nhưng thông tin chi tiết vẫn chưa được xác nhận.

Về vấn đề Myanmar, Ngoại trưởng Marsudi cho biết bà và những người đồng cấp ASEAN lo ngại về tình hình ở nước này và khẳng định “tất cả các nước ASEAN đều mong đợi sự tiến bộ trong việc thực hiện Thỏa thuận 5 điểm” mà lãnh đạo các nước thành viên ASEAN đã thống nhất vào tháng 4 năm ngoái, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Myanmar.

Cũng theo lời Ngoại trưởng Marsudi, các Ngoại trưởng ASEAN đã tái khẳng định lập trường về tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở Biển Đông bằng cách có một Bộ Quy tắc ứng xử thực chất và hiệu quả, phù hợp với Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Bảo Nghi (Lược dịch từ CNA)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Return to top