Thế giới

WHO khuyến nghị về việc sử dụng thuốc Molnupiravir chống COVID-19

ClockThứ Năm, 03/03/2022 10:15
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 2/3 đã khuyến nghị dùng loại thuốc viên Molnupiravir chống COVID-19 cho những bệnh nhân có triệu chứng bệnh vừa phải nhưng có nguy cơ trở nặng phải nhập viện điều trị, như người cao tuổi hoặc người chưa tiêm vaccine phòng bệnh.

Hội đồng chuyên gia FDA khuyến nghị sử dụng thuốc Molnupiravir của Merck trong điều trị COVID-19Châu Âu xem xét duyệt thuốc Molnupiravir đặc trị COVID-19

Molnupiravir - loại thuốc kháng virus do hãng Merck & Co (Mỹ) phát triển. Ảnh: AFP/TTXVN

Thuốc viên Molnupiravir do công ty dược phẩm Mỹ Merch phát triển. Theo khuyến nghị của WHO, người mắc COVID-19 cần uống thuốc này sớm nhất có thể khi triệu chứng bệnh phát triển và uống trong 5 ngày.

Một nhóm chuyên gia của WHO cho rằng người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc các bệnh mãn tính nên sử dụng thuốc này nếu có triệu chứng COVID-19. Tuy nhiên các chuyên gia này nêu rõ "người trẻ và người có sức khỏe tốt, trong đó có trẻ em, phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú, không sử dụng thuốc này vì có thể có hại".     

Khuyến nghị mới này của WHO được đưa ra căn cứ kết quả 6 cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên với sự tham gia của 4.796 bệnh nhân. Kết quả thử nghiệm cho thấy Molnupiravir giúp giảm nguy cơ phải nhập viện, với tỷ lệ giảm 43 ca trên 1.000 bệnh nhân có nguy cơ cao, cũng như giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh chỉ trong thời gian trung bình 3,4 ngày.

Về ngăn ngừa nguy cơ tử vong, thuốc cho thấy ít hiệu quả hơn, chỉ giảm được 6 ca trên 1.000 bệnh nhân trở nặng. WHO thừa nhận các vấn đề chi phí và nguồn cung là những trở ngại trong việc tiếp cận thuốc Molnupiravir đối với các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Mặc dù vaccine vẫn là công cụ quan trọng nhất trong cuộc chiến chống đại dịch, các chuyên gia hoan nghênh các hãng dược phẩm tiếp tục bổ sung các phương pháp điều trị bằng thuốc uống giúp ức chế khả năng tái tạo của virus và kháng được các biến thể mới. Một loại thuốc viên chính khác chống COVD-19 hiện có là Paxlovid của Pfizer.

Tuy nhiên, có những lo ngại về thuốc Molnupiravir của Merck khi Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ chưa cấp phép sử dụng cho người dưới 18 tuổi vì sản phẩm có thể ảnh hưởng đến phát triển xương khớp.

Theo Tuoitre

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi

Có ít người thích tiêm vắc-xin; và đối với các phụ huynh có con nhỏ, họ thậm chí còn ít thích chúng hơn khi đến thời điểm các con phải đi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên hiện nay, có thể có một giải pháp thay thế dễ dàng hơn dưới dạng miếng dán, có thể dán lên da một cách đơn giản.

Tổ chức Y tế thế giới WHO  Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
WHO: Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19

​Bằng chứng mới từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy việc lạm dụng kháng sinh đã diễn ra rộng rãi trong giai đoạn đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, điều này có thể làm trầm trọng thêm sự lây lan “thầm lặng” của tình trạng kháng kháng sinh (AMR).

WHO Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19
Return to top