Thế giới

ASEAN-6 được dự báo tăng trưởng kinh tế vượt Trung Quốc

ClockThứ Tư, 25/05/2022 21:22
TTH - Theo Tạp chí The Business Times ngày 25/5, các nhà kinh tế dự báo, 2022 có thể sẽ là năm đầu tiên trong 30 năm, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nhóm nước ASEAN-6 sẽ vượt qua Trung Quốc. Trong đó, ASEAN-6 bao gồm Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, và Việt Nam.

Hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ được tin tưởng sẽ có kết quả tốtHiệp định RCEP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022

Các container hàng hóa tại một cảng biển ở Singapore. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Cụ thể, các nhà phân tích của Ngân hàng Maybank kỳ vọng, GDP của ASEAN-6 sẽ tăng trưởng ở mức 4,9% trong năm nay, nhanh hơn mức tăng trưởng 4,5% của Trung Quốc. Ngoài ra, nếu không tính đến Singapore, tăng trưởng của ASEAN-5 được dự báo sẽ ở mức 5,2%. Các nhà phân tích giải thích, ASEAN đang áp dụng chiến lược “sống chung với COVID-19”, và kết quả là các chỉ số về đi lại phần lớn đã trở về mức trước đại dịch trên khắp khu vực, và lượng du khách cũng đang gia tăng.

Bên cạnh đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kỳ vọng, phần lớn trong số 6 quốc gia ASEAN nói trên sẽ tăng trưởng tốt hơn so với Trung Quốc. Trong báo cáo “Triển vọng Kinh tế Thế giới” vừa được công bố, IMF dự báo ASEAN-5 sẽ tăng trưởng ở mức 5,3%, so với 4,4% của Trung Quốc. Phân tích đầy đủ các quốc gia ASEAN-6 cho thấy, Philippines dẫn đầu bảng xếp hạng với mức tăng trưởng dự kiến ​6,5%, tiếp theo là Việt Nam (6%), Malaysia (5,6%), Indonesia (5,4%), Singapore (4%), và Thái Lan (3,3%).

Ngoài ra, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong báo cáo “Triển vọng Kinh tế Tạm thời” cũng dự báo, khu vực ASEAN nói chung sẽ tăng trưởng nhanh hơn (5,2%), so với Trung Quốc (5,1%) trong năm nay.

Bà Sian Fenner, nhà kinh tế hàng đầu tại Công ty tư vấn Oxford Economics lưu ý, có “lý do chính đáng cho triển vọng lạc quan hơn” trong năm nay, sau khi hoạt động kinh tế và chi tiêu trong khu vực này bị gián đoạn vào năm 2021 do biến thể Delta của COVID-19. “Khu vực chuyển sang sống chung với COVID-19, việc nới lỏng các biện pháp hạn chế, và nhu cầu bị dồn nén được giải phóng sẽ hỗ trợ nhu cầu trong nước mạnh mẽ hơn trong năm nay, mặc dù chúng tôi dự kiến lạm phát và chi phí kinh doanh cao hơn sẽ làm giảm bớt phần nào sự phục hồi”, bà Sian Fenner nói thêm.

THANH NGÂN

(Lược dịch từ The Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu

Bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ pháp lý đắc lực nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm. Khi càng có nhiều sản phẩm được bảo hộ thì danh tiếng, uy tín của sản phẩm vùng, địa phương trong tỉnh càng giá trị hơn. Đặc biệt, sản phẩm địa phương khi được bảo hộ quyền SHTT sẽ thuận lợi hơn khi vào các thị trường lớn.

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu
Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Return to top