Thế giới

IMF hạ dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương

ClockThứ Bảy, 30/07/2022 09:08
TTH.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa hạ dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm nay xuống còn 4,2%, thấp hơn 0,7% so với dự kiến đưa ra hồi tháng 4 và cũng thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 6,5% của khu vực đạt được trong năm 2021.

IMF: Triển vọng nền kinh tế toàn cầu ngày càng ảm đạmIMF cảnh báo sẽ một lần nữa cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầuGiám đốc IMF: Không thể loại trừ khả năng xảy ra suy thoái toàn cầuIMF duy trì dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm 2022IMF cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Tăng trưởng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ giảm trong cả năm 2022 và 2023. Ảnh minh họa: Xinhua/VTV news

Thêm vào đó, Quỹ IMF cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng của khu vực trong năm 2023 xuống còn 4,6%, giảm 0,5%.

Phần lớn sự sụt giảm này phản ánh sự lan tỏa liên tục trong ảnh hưởng của các cú sốc và khủng hoảng hiện đang tồn tại, bao gồm xung đột giữa Nga và Ukraine, suy thoái kinh tế của Trung Quốc và lãi suất toàn cầu tăng.

“Những rủi ro mà chúng tôi nêu trong dự báo đưa ra hồi tháng 4 - bao gồm thắt chặt các điều kiện tài chính liên quan đến lãi suất ngân hàng trung ương tăng ở Mỹ và giá hàng hóa cũng liên tục tăng do xung đột Nga - Ukraine đang được “hiện thực hóa””, Krishna Srinivasan, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khu vực châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ.

Theo IMF, Trung Quốc được dự đoán sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng kinh tế 3,3%, giảm so với mức dự đoán 4,4% đưa ra hồi tháng 4. Quỹ IMF dự kiến, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ ghi nhận mức tăng trưởng 4,6% trong năm 2023 tới, giảm 0,5% do tác động của đại dịch COVID-19 và sự sụt giảm trong bất động sản.

Ngoài ra, Quỹ IMF cũng cảnh báo sẽ có những tác động lan tỏa lớn hơn đối với các đối tác thương mại trong khu vực.

Cụ thể, Nhật Bản và Hàn Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất của khu vực tích hợp chặt chẽ với chuỗi cung ứng toàn cầu và Trung Quốc cũng sẽ chứng kiến mức độ tăng trưởng chậm lại do nhu cầu bên ngoài yếu hơn cũng như sự gián đoạn của chuỗi cung ứng.

Trong khi tăng trưởng đang suy yếu, áp lực lạm phát ở châu Á đang gia tăng, do chi phí lương thực và nhiên liệu tăng trên toàn cầu gây nên bởi chiến tranh và các lệnh trừng phạt liên quan.

Tuy nhiên, Quỹ IMF vẫn lưu ý rằng, có một số dấu hiệu về sự phục hồi hoạt động kinh tế trong khu vực, khi một vài hạn chế của đại dịch đối với khả năng đi lại đang dần được nới lỏng. Điều này được thể hiện rõ nhất khi khả năng phục hồi của ngành sản xuất và sự phục hồi trong ngành du lịch đang hỗ trợ tiến trình phục hồi dần dần của toàn nền kinh tế Malaysia, Thái Lan và các quốc đảo ở Thái Bình Dương.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương chứng kiến tăng trưởng kỷ lục trong xây dựng khách sạn

Theo báo cáo Xu hướng Xây dựng Khách sạn quý I/2024 của Lodging Econometrics (LE), khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngoại trừ Trung Quốc đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trong lĩnh vực xây dựng khách sạn, với tổng số dự án cao kỷ lục 2.021 dự án/402.312 phòng. Mức cao nhất mọi thời đại này thể hiện mức tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng dự án và tăng 2% so với cùng kỳ về số lượng phòng, đặc biệt trong phân khúc sang trọng và cao cấp.

Châu Á - Thái Bình Dương chứng kiến tăng trưởng kỷ lục trong xây dựng khách sạn
Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già

Theo Báo cáo chính sách phát triển châu Á vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố tại Hội nghị thường niên ADB lần thứ 57 đang diễn ra tại Gruzia, các nước châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển chưa được chuẩn bị kỹ để đảm bảo phúc lợi cho dân số đang già đi nhanh chóng. Thực tế, tỷ lệ người già trong khu vực đang ngày càng tăng và phải đối mặt với nhiều thách thức, từ mức lương hưu thấp, các vấn đề sức khỏe, cho đến sự cô lập xã hội và khả năng tiếp cận hạn chế với các dịch vụ thiết yếu.

Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Return to top