Thế giới

Ngành hàng không đang phục hồi

ClockThứ Ba, 20/09/2022 14:13
TTH.VN - Trong suốt 2 năm căng thẳng của đại dịch, nhiều người đã rời bỏ ngành hàng không.

Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lựcIATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến ​​sẽ có lãi vào năm 2023Cắt giảm khí thải của ngành hàng không để đạt được mục tiêu của Thỏa thuận ParisIATA kỳ ​​vọng ngành hàng không sẽ phục hồi vào năm 2023Ngành hàng không, du lịch Mỹ kêu gọi bỏ quy định xét nghiệm với khách quốc tế đã tiêm chủng

Tuy còn nhiều khó khăn, ngành hàng không toàn cầu "đang phục hồi đúng hướng". Ảnh minh họa: CTV/Vietnam+

Chính điều này đã khiến việc bố trí nhân sự trở thành “thách thức lớn nhất” đối với lĩnh vực đang trong giai đoạn sửa chữa và phục hồi này, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) khu vực châu Á - Thái Bình Dương Philip Goh cho biết.

Theo Phó Chủ tịch Philip Goh, tồn tại mối quan tâm đặc biệt là lao động có kỹ năng. Cần có thời gian để đào tạo lao động. Nếu các nguồn lực như nhân lực không thể theo kịp tốc độ, khả năng cao các hãng hàng không sẽ có những hạn chế về khả năng cung cấp dịch vụ của mình.

Vẫn đang “phục hồi đúng hướng”

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Philip Goh cũng nhận định rằng, sự phục hồi của ngành hàng không toàn cầu đang “đi đúng hướng”.

Nhận định được đưa ra bất chấp dự báo rằng ngành hàng không toàn cầu sẽ mất khoảng 9,7 tỷ USD trong năm nay. Tại châu Á - Thái Bình Dương, con số này dự kiến sẽ rơi vào khoảng 8,9 tỷ USD.

“Tính đến tháng 7 vừa qua, chúng tôi nhận thấy lưu lượng hàng không của khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã ở mức khoảng 75% của năm 2019. Điều này tất nhiên được thúc đẩy rất nhiều bởi sự phục hồi trong nước”, Phó Chủ tịch Philip Goh thông tin.

Tuy nhiên, lưu lượng hàng không quốc tế chỉ đạt mức 68% so với năm 2019, cho thấy tiến độ phục hồi chậm hơn.

Nói thêm về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ông Philip Goh cho rằng, khu vực này đang tụt hậu hơn so với các khu vực lớn khác trên thế giới. Cụ thể, lưu lượng hàng không ở châu Á - Thái Bình Dương ghi nhận ở mức 54% so với năm 2019, trong đó du lịch quốc tế thậm chí còn thấp hơn, ở mức 35%.

Về lý do, ông Philip Goh lưu ý, châu Á mở cửa biên giới chậm hơn phương Tây ít nhất là 6 tháng.

Một yếu tố khác gây nên tình trạng phục hồi chậm chạp trong khu vực là do chính sách Zero COVID của Trung Quốc. Điều này là bởi chính sách chống dịch nghiêm ngặt của Trung Quốc không thúc đẩy đi lại quốc tế và khi nhiều quốc gia khác đã dỡ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt cho hành khách quốc tế, Trung Quốc lại yêu cầu thực hiện các xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR).

“Vấn đề đặt ra là Trung Quốc là nhân tố, là thị trường có ảnh hưởng lớn đến sự phục hồi, một số thị trường phụ thuộc chủ yếu vào Trung Quốc. Bởi vậy, chừng nào chính sách Zero COVID còn được duy trì ở Trung Quốc, khu vực sẽ khó có thể phục hồi toàn diện”, Phó Chủ tịch Philip Goh cho hay.

Với tình hình hiện tại, việc mở cửa trở lại của thị trường Trung Quốc và Nhật Bản sẽ giúp thúc đẩy tiến trình phục hồi của châu Á.

Tìm kiếm lợi nhuận

Theo ông Philip Goh, trong khu châu Á - Thái Bình Dương vẫn còn “một chặng đường dài nữa mới có thể phục hồi trở lại như bình thường”, song các chuyên gia vẫn tin rằng khu vực sẽ nhìn thấy tiến trình phục hồi tiếp tục hình thành và diễn ra vào cuối năm nay.

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mức phục hồi có thể đạt khoảng 73% so với mức ghi nhận trong năm 2019. Cùng lúc, trên toàn cầu, khả năng phục hồi dự kiến đạt khoảng 82%.

“Nếu đà phục hồi tiếp tục diễn ra như những gì chúng ta đang nhìn thấy trong vài tháng qua, thực sự đang tồn tại một cơ hội tốt rằng khu vực có thể có lợi nhuận bắt đầu từ năm 2023”, Phó Chủ tịch Philip Goh thông tin, đồng thời dẫn chứng rằng các thị trường Mỹ đã có lãi trong năm nay.

Trong một diễn biến có liên quan, trong khi lưu lượng hàng không vẫn đang tăng trở lại, hoạt động kinh doanh vận tải hàng không đã “ở một vị trí tốt”.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương chứng kiến tăng trưởng kỷ lục trong xây dựng khách sạn

Theo báo cáo Xu hướng Xây dựng Khách sạn quý I/2024 của Lodging Econometrics (LE), khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngoại trừ Trung Quốc đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trong lĩnh vực xây dựng khách sạn, với tổng số dự án cao kỷ lục 2.021 dự án/402.312 phòng. Mức cao nhất mọi thời đại này thể hiện mức tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng dự án và tăng 2% so với cùng kỳ về số lượng phòng, đặc biệt trong phân khúc sang trọng và cao cấp.

Châu Á - Thái Bình Dương chứng kiến tăng trưởng kỷ lục trong xây dựng khách sạn
Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Return to top