Thế giới

5 ngân hàng trung ương ASEAN và BIS thử nghiệm thanh toán xuyên biên giới

ClockThứ Sáu, 24/03/2023 08:10
TTH.VN - Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) sẽ làm việc với các ngân hàng trung ương của 5 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á bao gồm: Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan, để kết nối các hệ thống thanh toán quốc gia thông qua một cổng thanh toán xuyên biên giới.

ASEAN sẽ có ngày hội mua sắm, thúc đẩy thương mại xuyên biên giớiChủ tịch KADIN: ASEAN tăng kết nối để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

leftcenterrightdel
Một cửa hàng ở Thái Lan chấp nhận hình thức thanh toán bằng mã QR. Ảnh minh họa: Nikkei Asia/TTXVN 

Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch xuyên biên giới trên một phạm vi có tổng dân số khoảng 500 triệu người, BIS, tổ chức quốc tế có trụ sở tại Thụy Sĩ cho biết trong một cuộc họp báo ngày 23/3.

Thông báo này được đưa ra sau khi một quá trình thử nghiệm thành công của Dự án Nexus được tiến hành, với sự tham gia của Ngân hàng Trung ương Italy, Ngân hàng Trung ương Malaysia, và Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS), cũng như các nhà điều hành hệ thống thanh toán PayNet và Ngân hàng Banking Computer Services.

Các khoản thanh toán thử nghiệm đã được thực hiện chỉ sử dụng số điện thoại di động hoặc số đăng ký công ty của người nhận, thông qua hệ thống thanh toán tức thời của Cơ quan quản lý tiền tệ của Eurozone (Eurosystem), nền tảng thanh toán bán lẻ thời gian thực của Malaysia và hệ thống thanh toán chuyển khoản nhanh và an toàn của Singapore.

Cũng tại cuộc họp báo nói trên, bà Cecilia Skinsley, người đứng đầu Trung tâm Đổi mới sáng tạo BIS cho biết, mục đích của dự án là cho phép người dùng thực hiện các thanh toán bằng hệ thống thanh toán tức thời trong nước, và hoàn tất các giao dịch trong vòng một phút.

Bên cạnh đó, Trợ lý Thống đốc Ngân hàng Trung ương Malaysia, ông Suhaimi Ali nói thêm, giai đoạn tiếp theo của Dự án Nexus sẽ cho phép các thanh toán xuyên biên giới nhanh hơn, rẻ hơn và dễ tiếp cận hơn.

“Chúng tôi đang ở vị trí tốt để đẩy nhanh sự phát triển của mô hình kết nối thanh toán thế hệ tiếp theo này, nhằm mang lại những lợi ích đáng kể cho người dân Malaysia và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)”, ông Suhaimi Ali khẳng định.

Trong một lưu ý liên quan, Giám đốc phụ trách công nghệ tài chính của Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS), ông Sopnendu Mohanty cho rằng, giai đoạn thử nghiệm tiếp theo của 5 ngân hàng trung ương ASEAN sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho nỗ lực triển khai quy mô trong tương lai.

Ông Sopnendu Mohanty nói thêm: “Tiến bộ của ASEAN trong việc kết nối thanh toán khu vực giúp chúng ta giữ vai trò tốt để hiện thực hóa tầm nhìn của Nexus về một mạng lưới thanh toán tức thời toàn cầu”.

Tiếp đó, người đứng đầu Trung tâm Singapore, thuộc Trung tâm Đổi mới sáng tạo BIS, ông Andrew McCormack nhấn mạnh, mỗi giai đoạn thành công của Dự án Nexus cho thấy niềm hy vọng rằng, hệ thống này có thể được mở rộng sang nhiều quốc gia hơn trên khắp thế giới.

Để đạt được điều đó, BIS và 5 ngân hàng trung ương ASEAN sẽ thành lập một ban cố vấn toàn cầu, với sự tham gia của các ngân hàng trung ương và các nhà điều hành hệ thống thanh toán, nhằm tham vấn về sự phát triển của dự án ngoài khu vực Đông Nam Á. Được biết, Ngân hàng Trung ương Italy và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nằm trong số những ngân hàng được mời tham gia vào ban cố vấn này.

THANH NGÂN (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Return to top