Thế giới

Hội nghị Mùa xuân của IMF - WB sẽ diễn ra giữa bối cảnh kinh tế phức tạp

ClockThứ Hai, 10/04/2023 18:14
TTH.VN - Hội nghị thường niên mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2023 sẽ được tiến hành vào cuối tuần này với các chương trình cải cách và gây quỹ đầy tham vọng. Tuy nhiên, những lo ngại về lạm phát cao, căng thẳng địa chính trị và bất ổn tài chính gia tăng có thể sẽ bao trùm không khí các phiên họp.

IMF và WB điều chỉnh kế hoạch tổ chức Hội nghị mùa Xuân trước sự lây lan của COVID-19IMF kêu gọi các nước thắt chặt tài khoá để kiềm chế lạm phátIMF: Kinh tế thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2023

leftcenterrightdel
Hội nghị Mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới sẽ diễn ra tại Washington từ ngày 10/4 đến ngày 16/4. Ảnh: IMF

Trong một bài phát biểu tuần trước, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho rằng tăng trưởng toàn cầu hiện nay và trong trung hạn vẫn còn yếu.

IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm xuống dưới 3% trong năm nay và duy trì ở mức gần 3% trong nửa thập kỷ tới - mức dự đoán trung hạn thấp nhất kể từ những năm 1990. Cũng theo IMF, gần 90% các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm nay, trong khi các thị trường mới nổi của châu Á dự kiến sẽ chứng kiến sự gia tăng đáng kể về sản lượng kinh tế - trong đó Ấn Độ và Trung Quốc được kỳ vọng sẽ chiếm 50% tổng mức tăng trưởng.

Các nước có thu nhập thấp dự kiến sẽ phải hứng chịu “cú sốc kép” do chi phí vay tăng cao và nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của họ giảm. Theo IMF, điều này có thể khiến tình trạng nghèo đói gia tăng.

Được biết, Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF với các dự báo tăng trưởng cập nhật sẽ được công bố vào ngày mai (11/4), trong đó sẽ cung cấp một cái nhìn bao quát hơn về cách đối phó với môi trường kinh tế phức tạp hiện nay của các quốc gia khác nhau, cùng với các ấn phẩm bổ sung trình bày chi tiết các thách thức tài chính và ngân sách đối với nền kinh tế toàn cầu.

Giải quyết lạm phát vẫn là ưu tiên

Hội nghị Mùa xuân năm nay sẽ được tổ chức trong bối cảnh lạm phát cao và những lo ngại liên tục về “sức khỏe” của ngành ngân hàng, sau sự sụp đổ nghiêm trọng của Ngân hàng Thung lũng Silicon (Mỹ).

Tổng Giám đốc IMF Georgieva cho rằng các ngân hàng trung ương nên tiếp tục cuộc chiến chống lạm phát cao thông qua việc tăng lãi suất, bất chấp những lo ngại rằng động thái này có thể gây thêm căng thẳng cho ngành ngân hàng.

“Tại thời điểm này, chúng tôi không cho rằng các ngân hàng trung ương sẽ lùi bước trong việc chống lạm phát. Các ngân hàng trung ương vẫn phải ưu tiên chống lạm phát và sau đó hỗ trợ để ổn định tài chính - thông qua các công cụ khác nhau”, bà Georgieva nhận định.

Trước thềm Hội nghị Mùa xuân, IMF và Ngân hàng Thế giới cũng kêu gọi các quốc gia giàu có giúp lấp lỗ hổng 1,6 tỷ USD trong một cơ sở cho vay ưu đãi dành cho các quốc gia có thu nhập thấp đã được sử dụng nhiều trong đại dịch COVID-19.

Nhiều quốc gia có thu nhập thấp hiện đang phải đối mặt với gánh nặng nợ nần chồng chất một phần do môi trường lãi suất tăng cao.

Mỹ thúc đẩy cải cách WB

Theo AFP, Hội nghị Mùa xuân năm nay cũng tạo cơ hội để có thể đạt được tiến bộ trong chương trình nghị sự đầy tham vọng do Mỹ hậu thuẫn nhằm cải tổ Ngân hàng Thế giới. Mục tiêu cho việc cải tổ này là để Ngân hàng Thế giới có thể chuẩn bị tốt hơn nhằm giải quyết các vấn đề dài hạn như biến đổi khí hậu.

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen bày tỏ hy vọng các quốc gia thành viên sẽ đồng ý cập nhật tuyên bố sứ mệnh của Ngân hàng Thế giới để đưa việc “xây dựng khả năng chống biến đổi khí hậu, đối phó với đại dịch, xung đột và sự mong manh” vào các mục tiêu cốt lõi của tổ chức này.

Bộ trưởng Yellen cũng kỳ vọng sẽ đạt được một thỏa thuận mở rộng “đáng kể” năng lực tài chính của Ngân hàng Thế giới, điều này “có thể dẫn đến khả năng cho vay thêm 50 tỷ USD trong thập kỷ tới”.

Những thay đổi này có thể sẽ do chủ tịch tiếp theo của WB thực hiện, khi chủ tịch hiện tại của Ngân hàng Thế giới David Malpass dự kiến sẽ từ chức vào cuối tháng 6 tới, kết thúc nhiệm kỳ sớm hơn 1 năm so với kế hoạch. Dự kiến, người sẽ thay thế ông Malpass sẽ là Ajay Banga - cựu giám đốc điều hành Mastercard, người duy nhất được đề cử cho vị trí này.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Hết tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có sự đóng góp tích cực của ngành du lịch. Rõ ràng, để tạo ra những giá trị bền vững, sự hợp lực giữa các ngành để cùng phát triển là điều tất yếu.

Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Return to top