Thế giới

Đóng cửa tuần tự các nhà máy điện than có thể giảm 74% phát thải ở châu Á - Thái Bình Dương

ClockThứ Năm, 23/11/2023 06:33
TTH - Theo kết quả mới được công bố của Viện Phát triển bền vững MSCI, mức phát thải carbon do các nhà máy nhiệt điện than ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương tạo ra có thể giảm 74% từ nay đến năm 2050.

Khai mạc Hội nghị cán bộ quản lý trại giam khu vực châu Á - Thái Bình DươngG7 cam kết nỗ lực vì một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở

Loại bỏ dần các nhà máy điện than là một đóng góp quan trọng cho các kế hoạch chuyển đổi năng lượng rộng lớn. Ảnh: Getty Images 

Mức giảm trên có thể thực hiện được nếu các nhà máy điện than được đóng cửa dần theo cách ít gây gián đoạn nhất cho nền kinh tế, việc làm và khả năng tiếp cận nguồn điện - điều được gọi là “chuyển đổi có trật tự”.

Mức giảm phát thải 74% tương đương với khoảng 160 gigaton (GT) carbon dioxide (CO2) sẽ được ngăn chặn không thải vào khí quyển, so với kịch bản mà các nhà máy than tiếp tục hoạt động cho đến khi đóng cửa theo dự định, báo cáo của bộ phận nghiên cứu tính bền vững của MSCI cho biết.

Điều này bao gồm việc giảm 116 GT phát thải ở Trung Quốc đại lục, 23,2 GT ở Ấn Độ và 5,9 GT ở Indonesia - những quốc gia có lượng phát thải thuộc hàng cao nhất khu vực trong 15 thị trường châu Á - Thái Bình Dương mà báo cáo xem xét.

Khi so sánh với mức giảm cần thiết để ngành điện than ở châu Á - Thái Bình Dương đạt mức 0 phát thải ròng vào năm 2050, 160 GT lượng khí thải hạn chế được đồng nghĩa với việc đã đạt được khoảng 83% mức giảm phát thải từ điện than.

Dựa trên phân tích của MSCI, kịch bản chuyển đổi có trật tự nhất - một quá trình diễn ra theo thời gian, đi kèm với việc bổ sung công suất sản xuất điện sạch - sẽ liên quan đến việc đóng cửa các nhà máy điện than đã hoạt động được khoảng 20 năm vào năm 2040.

Các kịch bản có năm đóng cửa sớm hơn, chẳng hạn như năm 2030, thường có xu hướng mất trật tự vì sẽ phải tập trung đóng cửa nhiều nhà máy chỉ trong 6 năm còn lại của thập kỷ này. Điều này đòi hỏi phải tăng cường đột ngột năng lượng tái tạo và vốn để phát triển cơ sở hạ tầng nhằm bù đắp sự thiếu hụt do đóng cửa các nhà máy điện than.

Báo cáo cho thấy thời điểm phù hợp để loại bỏ dần có trật tự các nhà máy điện than sẽ áp dụng cho các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines và Hàn Quốc. Việc loại bỏ dần các nhà máy điện than tại các thị trường này sẽ nhằm mục đích đóng cửa các nhà máy đã hoạt động khoảng 20 năm trước năm 2040.

Tuy nhiên, mức độ giảm phát thải carbon cũng khác nhau tùy theo thị trường, ví dụ như Bangladesh có thể cắt giảm 95% lượng khí thải, trong khi Đài Loan có thể đạt mức giảm chỉ 39%.

 Cũng theo MSCI, lượng công suất năng lượng tái tạo bổ sung mà khu vực cần để thay thế cho năng lượng than cũng rất khác nhau, với Trung Quốc đại lục cần 3.350 gigawatt (GW), trong khi HongKong chỉ cần khoảng 3,2 GW.

MSCI khẳng định việc loại bỏ dần các nhà máy điện than một cách có trật tự là một đóng góp quan trọng cho các kế hoạch chuyển đổi năng lượng rộng lớn hơn. Đồng thời, nó cũng mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư quan tâm đến việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi có trật tự để đầu tư vào quá trình khử carbon trong toàn bộ nền kinh tế.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu mới của World Weather Attribution (WWA) - tổ chức chuyên đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới, tình trạng nắng nóng gay gắt như đợt cuối tháng 4 vừa qua ở châu Á và Trung Đông có nguy cơ xảy ra cao gấp 45 lần do tác động của biến đổi khí hậu mà con người gây ra.

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu
Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Return to top