Thế giới

WHO: Sức khỏe phải là trọng tâm của các kế hoạch khí hậu quốc gia

ClockThứ Bảy, 25/11/2023 06:51
TTH - Biến đổi khí hậu đã và đang gây hại cho sức khỏe và phúc lợi của con người. Từ bệnh tật do khí hậu khắc nghiệt gây ra cho đến tỷ lệ mắc bệnh và lây lan ngày càng tăng của các bệnh truyền nhiễm, sự gia tăng các bệnh về tim mạch và hô hấp do nhiệt độ cực cao và ô nhiễm không khí… cho thấy, những tác động của khí hậu đến sức khỏe con người là không thể tránh khỏi.

WHO phê duyệt vaccine ngừa sốt rét thứ hai cho trẻ emWHO lần đầu tiên công bố báo cáo về tác động nghiêm trọng của bệnh tăng huyết áp

 Biến đổi khí hậu gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và cả hành tinh. Ảnh minh họa: Linkedln

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO cho biết: “Sức khỏe của con người và hành tinh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, và sau nhiều năm hứa hẹn, cần có hành động nhanh chóng để bảo vệ cả hai”.

Thực tế, thế giới đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc lồng ghép y tế vào kế hoạch Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và Chiến lược phát triển phát thải thấp dài hạn (LT-LEDS), với 91% NDC hiện có bao gồm các cân nhắc về sức khỏe, so với 70% được báo cáo trong năm 2019.

Bất chấp tiến bộ này, vẫn còn những khoảng trống lớn trong hành động cần được thực hiện. Hành động đầy tham vọng về ô nhiễm không khí sẽ cứu được nhiều mạng sống, nhưng hiện chỉ có 16% NDC bao gồm các mục tiêu, biện pháp hoặc chính sách độc lập nhằm giảm ô nhiễm không khí.

Ngoài ra, tài chính khí hậu bền vững là điều cần thiết để thích ứng, giảm thiểu và phát triển khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, nhưng y tế vẫn thường xuyên bị thiếu hụt trong các kế hoạch quốc gia nhằm giải quyết vấn đề này.

Hầu hết các quốc gia đều phụ thuộc vào hỗ trợ tài chính quốc tế cho hành động về khí hậu. Chỉ 1/10 NDC bao gồm nguồn tài trợ trong nước cho một số hoặc tất cả các hoạt động y tế của họ và chỉ 1/5 chiến lược dài hạn bao gồm các điều khoản tài trợ y tế cụ thể như thuế, phí và cơ chế định giá carbon.

Trong bối cảnh đó, WHO mới đây đã công bố bản Đánh giá sức khoẻ năm 2023 trong NDC và LT-LEDS, trong đó nêu bật các hành động cần thiết để đảm bảo rằng sức khỏe của người dân cần được ưu tiên hàng đầu và được lồng ghép vào các kế hoạch quốc gia nhằm chống biến đổi khí hậu.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ UN News)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi

Có ít người thích tiêm vắc-xin; và đối với các phụ huynh có con nhỏ, họ thậm chí còn ít thích chúng hơn khi đến thời điểm các con phải đi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên hiện nay, có thể có một giải pháp thay thế dễ dàng hơn dưới dạng miếng dán, có thể dán lên da một cách đơn giản.

Tổ chức Y tế thế giới WHO  Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi
Bảo vệ sức khỏe người lao động mùa nắng nóng

Để bảo đảm sức khỏe cho người lao động (NLĐ) trong thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, các cấp công đoàn đã chủ động tham mưu, phối hợp với doanh nghiệp (DN) triển khai nhiều biện pháp giúp NLĐ đối phó với nắng nóng.

Bảo vệ sức khỏe người lao động mùa nắng nóng
Return to top