Thế giới

ADB cắt giảm dự báo tăng trưởng ASEAN năm 2023 và 2024

ClockThứ Năm, 14/12/2023 17:54
TTH.VN - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự kiến, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đông Nam Á sẽ tăng 4,3% trong năm 2023, giảm so với mức dự báo đưa ra hồi tháng 9 là 4,6%. Trong đó, mức 4,6% này cũng đã giảm so với dự đoán hồi tháng 4 là 4,7%.

ADB hỗ trợ cải tiến môi trường đô thị ở Luang Prabang, LàoADB và Campuchia xác định ưu tiên cho quan hệ đối tác lĩnh vực năng lượng120 triệu USD được phê duyệt để hỗ trợ khả năng phục hồi của cộng đồng ADB cải cách để mở khóa 100 tỷ USD vốn tài trợ mới hỗ trợ châu Á - Thái Bình DươngChâu Á - Thái Bình Dương: ADB chỉ ra những xu hướng mới nổi về bảo trợ xã hộiTiêu chuẩn xanh khu vực sẽ giúp mở khóa hàng nghìn tỷ USD

 ADB cho biết, những điều chỉnh giảm này phản ánh hiệu quả hoạt động tiếp tục mờ nhạt của lĩnh vực sản xuất ở các nền kinh tế lớn trong khu vực. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Báo Tin tức

Đến năm 2024, tăng trưởng của khu vực sẽ được điều chỉnh tăng lên đến 4,7%. Song đây cũng là mức giảm so với dự báo 4,8% đưa ra vào tháng 9 vừa qua, đồng thời thấp hơn mức 5% đưa ra hồi tháng 4.

Cụ thể, trong báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á tháng 12/2023 vừa được ADB công bố, ngân hàng cho biết, những điều chỉnh giảm này phản ánh hiệu quả hoạt động tiếp tục mờ nhạt của lĩnh vực sản xuất ở các nền kinh tế lớn và định hướng thương mại hơn ở Đông Nam Á, bao gồm Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

Thái Lan chứng kiến nhu cầu bên ngoài yếu

Trong dự báo tăng trưởng năm 2023, Thái Lan là một trong những nước có mức cắt giảm dự báo tăng trưởng lớn nhất, từ 3,5% xuống 2,5% do xuất khẩu hàng hóa tiếp tục sụt giảm, chi tiêu công thấp hơn và đầu tư công, tư nhân yếu hơn.

Lo ngại về chi phí sản xuất tăng cao khiến tâm lý kinh doanh sụt giảm trong tháng 10. Trong bối cảnh các chỉ số kinh doanh yếu hơn, đầu tư tư nhân của Thái Lan dự kiến sẽ giảm trong năm nay.

Dự báo tăng trưởng năm 2024 của ngân hàng ADB dành cho Thái Lan đã được điều chỉnh giảm từ 3,7% xuống còn 3,3%, do doanh thu du lịch và xuất khẩu hàng hóa yếu hơn dự kiến, cũng như tâm lý kinh doanh và đầu tư suy giảm.

Dự đoán được đưa ra trong bối cảnh tiêu dùng tư nhân và du lịch là động lực kinh tế chính của Thái Lan.

Việt Nam chậm lại bất ngờ

Dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 đã giảm từ 5,8% xuống còn 5,2%, mặc dù ước tính tăng trưởng cho năm 2024 vẫn không đổi, ở mức 6%.

Được biết, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng chậm hơn dự kiến trong 9 tháng đầu năm 2023. Điều này được thể hiện qua mức tăng trưởng chạm mốc 4,2%, tức chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.

Tăng trưởng yếu hơn phản ánh tác động tích lũy của nhu cầu bên ngoài giảm, sự phục hồi trong việc làm và tiêu dùng nội địa còn chậm…

Về nguồn cung, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được nhận định là đang bị cản trở do sản lượng công nghiệp và dịch vụ thấp hơn.

Tăng trưởng chậm lại ở Malaysia

Dự báo tăng trưởng của Malaysia đã bị cắt giảm từ mức 4,5% xuống còn 4,2% trong năm 2023, đồng thời cũng từ 4,9% xuống còn 4,6% cho năm 2024.

Theo các chuyên gia ADB, tăng trưởng của nền kinh tế này bị hạn chế do nhu cầu toàn cầu suy giảm, với việc xuất khẩu các sản phẩm điện, dầu mỏ và dầu cọ ngày càng thấp.

Tuy Malaysia có nhu cầu nội địa vững chắc hơn, điều kiện việc làm được cải thiện và du lịch tăng trưởng; nhưng hoạt động sản xuất yếu kém và nhu cầu bên ngoài giảm mạnh đã và đang tiếp tục kìm hãm sự tăng trưởng của Malaysia.

Nhu cầu nội địa mạnh mẽ ở Indonesia và Philippines

Trong khi đó, dự báo tăng trưởng của Indonesia và Philippines không đổi.

Cụ thể, cả hai nước đều cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 9 tháng đầu năm và đà tăng trưởng này dự kiến sẽ tiếp tục.

Đến năm 2024, đầu tư công cao hơn và chi tiêu tiêu dùng tăng sẽ thúc đẩy tăng trưởng của cả hai nước.

Đặc biệt, Philippines được dự báo đạt mức tăng trưởng cao nhất khu vực, ở mức 5,7% vào năm 2023 và 6,2% vào năm 2024.

Cùng lúc này, dự báo tăng trưởng của Indonesia được duy trì ở mức 5% cho cả hai năm 2023 và 2024.

Tăng trưởng ổn định ở Singapore

Dịch vụ và xây dựng tiếp tục được dự đoán là hai lĩnh vực tăng trưởng mạnh ở Singapore, nhưng nhu cầu bên ngoài vẫn yếu.

Trước bối cảnh này, ngân hàng ADB duy trì dự báo tăng trưởng cho Singapore ở mức 1% trong năm nay và 2,5% cho năm 2024.

Sản lượng sản xuất của Singapore nhìn chung giảm ở tất cả các tiểu ngành, ngoại trừ kỹ thuật vận tải, mặc dù nước này đang chứng kiến dấu hiệu cho thấy ngoại thương đang dần cải thiện.

Khu vực châu Á đang phát triển

Nhìn rộng hơn, từ Đông Nam Á sang khu vực châu Á đang phát triển, ngân hàng ADB đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng cho năm 2023 của khu vực từ 4,7% đưa ra trước đó lên mức 4,9%.

Ước tính tăng trưởng cho đến năm 2024 của châu Á đang phát triển sẽ được duy trì ở mức 4,8%.

Báo cáo lưu ý, đến năm 2024, nhu cầu và dịch vụ trong nước sẽ tiếp tục hỗ trợ cho tăng trưởng của toàn khu vực, với hoạt động sản xuất dần phục hồi.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở rộng các khu bảo tồn biển ở Đông Nam Á

Với đường bờ biển trải dài, hàng nghìn hòn đảo và vùng lãnh hải rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, không có gì ngạc nhiên khi đại dương luôn đồng hành với cuộc sống thường nhật của nhiều cộng đồng ở Đông Nam Á. Được biết, hiện hơn 10 triệu người trong khu vực đang sống dựa vào nghề cá và nuôi trồng thủy sản để kiếm sống.

Mở rộng các khu bảo tồn biển ở Đông Nam Á
Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện, do đó cần thiết phải đề xuất điều chỉnh một số nội dung tại chủ trương đầu tư chương trình.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Return to top